Thứ Tư, 28/02/2018 10:15

Doanh nghiệp Ấn Độ nỗ lực thúc đẩy thương mại với ASEAN

Ấn Độ và ASEAN đã không thể khai thác tiềm năng thương mại đầy đủ vì nhiều lý do khác nhau, nhưng giờ là lúc để mở rộng thương mại, giải quyết các mối quan ngại và khác biệt.

EU công bố ba chương trình hợp tác mới với ASEANĐối thoại Thanh niên ASEAN - Ấn Độ: Kết nối để vượt qua thách thức

Bộ trưởng Công thương Ấn Độ Piyush Goyal. (Ảnh: DNA India)

Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ trưởng Công thương Ấn Độ Piyush Goyal ngày 27/8 cho rằng các cộng đồng doanh nghiệp của Ấn Độ và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cần nỗ lực để giải quyết những khác biệt, dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan, tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc xuất xứ và mở cửa thị trường để mở rộng thương mại hai chiều. 

Phát biểu tại Hội đồng Kinh doanh ASEAN-Ấn Độ, ông Goyal nhấn mạnh hai bên cần hợp tác để phát triển hơn nữa mối quan hệ này, trong bối cảnh thương mại hai chiều đang cho thấy những dấu hiệu sa sút với sự sụt giảm từ 81 tỷ USD xuống còn 77 tỷ USD. Theo ông Goyal, đây có thể là lần đầu tiên hai nước ghi nhận mức giảm 5% như vậy. 

Ông Goyal đánh giá Ấn Độ và ASEAN đã không thể khai thác tiềm năng thương mại đầy đủ vì nhiều lý do khác nhau, nhưng giờ là lúc để mở rộng thương mại, giải quyết các mối quan ngại và khác biệt.

Quan chức này khẳng định, điều quan trọng là các doanh nghiệp hai bên phải làm việc để giải quyết những khác biệt, tạo ra các chuỗi giá trị khu vực đáng tin cậy hơn, dỡ bỏ các rào cản phi thuế quan ở cả hai bên, đảm bảo tính nghiêm minh của quy tắc xuất xứ và mở cửa thị trường để mở rộng thương mại.

Theo Bộ trưởng Goyal, cuộc họp Hội đồng Kinh doanh ASEAN-Ấn Độ là một diễn đàn tốt để thảo luận về các mối quan tâm và các phương pháp tốt nhất, chia sẻ ý tưởng và làm nổi bật các vấn đề.

Quan chức này lưu ý, hiện hai bên vẫn chưa thể bắt đầu rà soát Hiệp định thương mại tự do (FTA) về hàng hóa. Thương mại hai chiều chỉ tăng từ 57 tỷ USD năm 2010 lên 77 tỷ USD trong khoảng 9-10 năm và đây không phải là một bức tranh thú vị./. 

Theo Vietnam+

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Bà đỡ” cho doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ
“Bà đỡ” cho doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ

Lấy doanh nghiệp (DN) làm trung tâm đổi mới và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ (KHCN) là phương châm của tỉnh, của ngành nhằm tạo ra các sản phẩm chủ lực, trọng điểm và hình thành, phát triển các sản phẩm, hàng hóa thương hiệu có khả năng cạnh tranh về chất lượng, giá thành, thị trường tiêu thụ.

Gỡ điểm nghẽn để thúc đẩy xuất nhập khẩu
Gỡ 'điểm nghẽn' để thúc đẩy xuất nhập khẩu

Mặc dù thủ tục hành chính ở nhiều bộ ngành liên quan đến thương mại hàng hoá xuyên biên giới đã được cải thiện, tuy nhiên doanh nghiệp xuất nhập khẩu vẫn gặp không ít khó khăn khi tuân thủ quy trình.