Thứ Tư, 25/04/2018 15:16

Hoạt động kinh doanh của khu vực đồng Euro tiếp tục giảm

Dữ liệu sơ bộ cho thấy hoạt động kinh doanh của khu vực đồng Euro đang bị thu hẹp vào tháng 10 khi châu Âu tái áp đặt hạn chế để đối phó với đại dịch COVID-19.

Ngoại trưởng Đức hối thúc EU thỏa hiệp để sớm thông qua gói phục hồi 750 tỷ euroChính phủ Pháp sắp công bố kế hoạch phục hồi kinh tế sau đại dịchCộng đồng quốc tế cam kết hỗ trợ khẩn cấp Liban 250 triệu euroGDP khu vực đồng euro giảm mạnh kỷ lục trong quý IITây Ban Nha đầu tư 15 tỷ euro vào chuyển đổi kỹ thuật sốEU đạt thỏa thuận gói 750 tỷ euro hỗ trợ phục hồi kinh tế hậu COVID-19

Hoạt động kinh doanh của khu vực đồng Euro tiếp tục giảm do ảnh hưởng của đại dịch. Ảnh minh họa: Reuters/Báo Nhân dân

Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của khu vực đồng Euro xem xét phản ánh hoạt động của cả lĩnh vực sản xuất và dịch vụ đã giảm xuống mức thấp nhất trong 4 tháng vào tháng 10, chỉ đạt mức 49,4 - thấp hơn so với mức 50,4 ghi nhận hồi tháng 9.

Các số liệu mới nhất cho thấy lĩnh vực sản xuất vẫn có phần phục hồi hơn so với tháng trước, song hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ lại giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 5 tháng qua.

Charis Williamson - nhà kinh tế trưởng tại IHS Markit cho biết: “Khu vực đồng Euro có nguy cơ rơi vào suy thoái kép do đợt dịch COVID-19 lần thứ hai đã bùng phát, dẫn đến sự sụt giảm trong hoạt động kinh doanh vào tháng 10”.

Được biết, hiện tình hình dịch bệnh ở châu Âu đang vô cùng phức tạp. Pháp đã đưa ra lệnh giới nghiêm mới, chính thức có hiệu lực vào tuần trước, đồng thời cũng vừa mở rộng quy mô áp dụng vào ngày 23/10. Trong đó các nhà hàng, quán bar ở Paris, Marseille và Lyon phải đóng cửa lúc 9h tối theo giờ địa phương. Chỉ số PMI của Pháp đạt 47,3 trong tháng 10, tức mức thấp nhất trong vòng 5 tháng qua, thấp hơn so với mức 47,5 trong tháng 9.

Không chỉ riêng Pháp, Hà Lan cũng quay lại tình trạng phong tỏa một phần vào tuần trước khi tỷ lệ lây nhiễm tăng vọt với những hạn chế mới bao gồm: yêu cầu người dân không tiếp quá 3 khách đến thăm nhà mỗi ngày; nhà hàng, quán bar không phục vụ trực tiếp, chỉ phục vụ mang đi. Trong khi đó, Ireland thông báo cấm các gia đình tiếp khách đến thăm nhà trong vòng 4 tuần và Đức cũng khuyến cáo người dân không nên đến các địa điểm trượt tuyết đông người.

Nhìn chung, những thách thức mà khu vực đồng Euro đang phải đối mặt khi đại dịch bùng phát mạnh mẽ trở lại đang gây thêm áp lực lên Ngân hàng Trung ương châu Âu. Các nhà kinh tế cho rằng những biện pháp kích thích tiền tệ nhiều hơn nữa cần phải được tiến hành trước cuối năm nay.

Đan Lê (Lược dịch từ CNBC)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7
Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7

Japantimes dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yoshimasa Hayashi cho biết nước này đã chọn sức khỏe toàn cầu là chương trình nghị sự hàng đầu khi đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới (G7) vào tháng 5 tới, một phần vì việc tiếp cận vaccine công bằng vẫn là một thách thức trên toàn thế giới, ngay cả trong bối cảnh chuyển đổi sang thời kỳ hậu COVID-19 như hiện nay.

Nhìn lại 1 tuần mở cửa của Trung Quốc
Nhìn lại 1 tuần mở cửa của Trung Quốc

Một tuần sau khi mở cửa hôm 8-1, dịch COVID-19 ở Trung Quốc vẫn là tâm điểm của thế giới sau khi nước này bất ngờ công bố số ca tử vong chính thức do dịch bệnh này trong vòng một tháng qua là 59.938 người.

Thủ tướng Nhật Bản công du châu Âu và Mỹ, trải đường cho Hội nghị thượng đỉnh G7
Thủ tướng Nhật Bản công du châu Âu và Mỹ, trải đường cho Hội nghị thượng đỉnh G7

Hôm nay (9/1), Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida bắt đầu chuyến công du kéo dài một tuần đến 5 nước thành viên của nhóm G7, nhằm tăng cường mối quan hệ với châu Âu và Anh, đồng thời tập trung vào liên minh Nhật - Mỹ tại hội nghị thượng đỉnh ở Washington trong những ngày tới, AP News và Reuters đồng loạt đưa tin cho biết.