Thứ Năm, 10/05/2018 09:39

Vaccine thử nghiệm ngừa Covid-19 của Pfizer đạt hiệu quả hơn 90%

Pfizer ngày 9/11 thông báo quá trình thử nghiệm lâm sàng cuối cùng cho thấy vaccine ngừa Covid-19 của công ty này có mức hiệu quả trên 90%.

Hàn Quốc hỗ trợ 10 triệu USD để cung cấp vaccine COVID-19 cho các nước đang phát triểnMột loại vaccine COVID-19 có thể đưa vào sử dụng cuối năm 2020

Đây được coi là một tin vui trong quá trình bào chế vaccine ngừa Covid-19 trong bối cảnh dịch bệnh vẫn đang lan rộng trên khắp nước Mỹ. Công ty Pfizer cho biết đã tiến hành phân tích dữ liệu ban đầu của 94 trường hợp mắc Covid-19 trong tổng số hơn 43.500 tình nguyện viên tham gia quá trình thử nghiệm.

Vaccine ngừa Covid-19 của Pfizer

Công ty này hy vọng sẽ có đủ dữ liệu về sự an toàn của vaccine để có thể được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm cấp phép sử dụng khẩn cấp vào tuần thứ 3 của tháng 11. Theo Pfizer, vaccine này sẽ cần tới hai liều và sẽ sản sinh ra kháng thể 28 ngày sau liều đầu tiên.

Theo thỏa thuận trị giá 1,95 tỷ USD với chính phủ Mỹ, công ty này dự kiến sẽ sản xuất 100 triệu liều vaccine trong khoảng thời gian từ tháng 12 tới tháng 3 năm sau.

Vaccine sau đó sẽ được phân phối miễn phí tới những đối tượng đươc ưu tiên bao gồm đội ngũ chăm sóc y tế và người cao tuổi. Tuy nhiên, người dân Mỹ dự kiến sẽ chưa thể được sử dụng vaccine rộng rãi cho tới khoảng quý hai năm sau.

Thị trường chứng khoán Mỹ đã tăng đáng kể sau thông tin này. Chỉ số Dow Jones tăng 5,5% trong khi chỉ số S&P 500 tăng 3,7% trong khi tỷ lệ đầu tư cũng tăng trong các ngành công nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19 như du lịch và giải trí./.

Theo VOV

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dự án liên quan chương trình giảm phát thải mang lại nhiều hiệu quả
Dự án liên quan chương trình giảm phát thải mang lại nhiều hiệu quả

Sáng 22/2, Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung, Trường đại học (ĐH) Nông Lâm, ĐH Huế phối hợp các đơn vị, địa phương có liên quan tổ chức hội thảo tổng kết dự án “Thúc đẩy sự tham gia hiệu quả của cộng đồng dân tộc thiểu số (DTTS) trong thực hiện, giám sát và đánh giá Chương trình Giảm phát thải (ER-P)”.

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine
Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine

Tính từ năm 2015, Nông dân chăn nuôi vịt người Pháp Herve Dupouy đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Dù vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại của ông, người nông dân Pháp Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.