Thứ Ba, 15/05/2018 15:02

Đã đến lúc áp dụng triển khai nền kinh tế tuần hoàn

Năm nay, nhân loại của chúng ta đang phải đối mặt với hai cuộc khủng hoảng chính bao gồm đại dịch COVID-19 và nạn cháy rừng đang hoành hành trên toàn thế giới.

Thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn, tránh tối đa tác động đến môi trường là nhiệm vụ cấp thiết của toàn thế giới. Ảnh minh họa: Vneconomy

Có bằng chứng chắc chắn đã chỉ ra rằng, COVID-19 có nguồn gốc từ đồng vật, cụ thể là dơi lây sang người. Trong khi đó, đối với cháy rừng, nhiệt độ toàn cầu tăng cao cũng đang làm gia tăng thiệt hại trên toàn thế giới.

Theo nhận định của giới chuyên gia, nếu nhìn sâu vào vấn đề, chúng ta hoàn toàn có thể nhận ra rằng nguồn gốc gây nên tất cả những vấn đề này đều liên quan đến việc con người hành động, “tương tác” với môi trường tự nhiên. Những khủng hoảng này cho thấy, các phương thức phát triển hiện nay dựa trên việc phá hủy các nguồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học đều không bền vững và an toàn.

Nhận ra được điều này, hiện có nhu cầu cấp bách giải quyết hai thách thức về môi trường cơ bản.

Thứ nhất, biến đổi khí hậu: Theo một báo cáo gần đây của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), có nguy cơ cao về việc nhiệt độ toàn cầu có thể sẽ vượt quá mục tiêu quan trọng là trong 5 năm tới là giữ nhiệt độ ở mức 1,5oC trên mức tiền công nghiệp. Tuyên bố được đưa ra khi trên khắp hành tinh, bất kỳ sự gia tăng nhiệt độ nào cũng sẽ làm gia tăng các thảm họa khí hậu, gây ra các trận bão lớn hơn, lũ lụt nghiêm trọng hơn, nước biển dâng cao, hạn hán nghiêm trọng hơn và gia tăng cháy rừng như những gì đang xảy ra.

Thứ hai, sử dụng tài nguyên thiên nhiên không bền vững: Theo Ủy ban Tài nguyên Quốc tế, hơn 90 tỷ tấn tài nguyên thiên nhiên nguyên sinh bị khai thác hằng năm. Điều này gây áp lực rất lớn lên cả tài nguyên thiên nhiên và hệ sinh thái. 90% thiệt hại về đa dạng sinh học và thách thức về nước đều có liên quan đến hành động khai thác tài nguyên. Hiện nay, nhiều người đã công nhận rộng rãi rằng do con người, chúng ta đang ở trong đợt tuyệt chủng thứ 6 của các loài động vật. Bên cạnh việc phá hủy vô số hệ sinh thái và các loài sinh vật, việc khai thác và xử lý tài nguyên không bền vững dẫn đến những vấn đề ô nhiễm và lãng phí gia tăng nhanh chóng.

Chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn

Để duy trì môi trường sống còn của chúng ta cho các thế hệ tương lai và đảm bảo một tương lai an toàn, chúng ta phải chuyển đổi cách thức hoạt động của nền kinh tế, cách chúng ta sử dụng nguyên liệu và xử lý chất thải.

Giới chuyên gia thông tin, các mô hình kinh tế hiện tại là tuyến tính. Chúng bắt đầu từ việc khai thác tài nguyên, chuyển tài nguyên thành sản phẩm, sau khi sử dụng thì thải loại.

Tuy nhiên, nền kinh tế tuần hoàn về cơ bản lại rất khác biệt,  bởi nó có thể tìm cách tách rời tăng trưởng kinh tế khỏi những tác động xấu đến môi trường bằng cách đóng các vòng lặp của toàn bộ chuỗi giá trị. Nền kinh tế tuần hoàn thúc đẩy việc sử dụng các vật liệu bền vững và năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, chẳng hạn như năng lượng mặt trời và năng lượng gió. Nó thúc đẩy nâng cao hiệu quả cho sản xuất và tiêu dùng bền vững và nó thúc đẩy tái chế vật liệu hiệu quả cũng như thúc đẩy tái tạo năng lượng.

Việc áp dụng rộng rãi các nền kinh tế tuần hoàn có thể đảm bảo quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ đa dạng sinh học nhờ giảm đáng kể sử dụng tài nguyên và năng lượng tự nhiên. Thêm vào đó, nền kinh tế tuần hoàn cũng có thể hỗ trợ giảm khối lượng chất thải, phát thải nhà kính và ô nhiễm không khí, giảm chi phí sản xuất và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế. Các cơ hội việc làm mới cũng được tạo ra bằng cách phát triển các chuỗi giá trị mới trong năng lượng tái tạo, tái chế, phục hồi năng lượng và trong nhiều lĩnh vực khác.

Một nền kinh tế tuần hoàn có tiềm năng mạnh mẽ để tạo ra những thay đổi tích cực về môi trường và kinh tế. Mô hình kinh tế tuần hoàn có thể định hướng con đường phát triển bền vững cho các quốc gia, từ quốc gia thu nhập cao đến các nước có thu nhập trung bình – thấp, thấp. Ngày nay, nhiều quốc gia đang trong quá trình phát triển hoặc triển khai những chính sách về nền kinh tế tuần hoàn. Mục tiêu là chuyển đổi từ phương pháp tiếp cận nền kinh tế tuyến tính, đồng thời cũng tạo điều kiện cho sự phục hồi xanh từ đại dịch COVID-19.

Trước đó, vào tháng 12/2019, Liên minh châu Âu (EU) đã công bố Thỏa thuận Xanh, đưa châu Âu trở thành lục địa đầu tiên trên thế giới đặt mục tiêu cân bằng phát thải Carbon vào năm 2050. Là một phần của chương trình nghị sự quan trọng và đầy tham vọng này, 1 tỷ Euro đã được cam kết phân phối cho tiến trình nghiên cứu và đổi mới để đáp ứng khủng hoảng khí hậu và tập trung vào bảo vệ môi trường, cùng lúc cũng tạo nên việc làm và tăng cường chất lượng của quá trình phát triển.

Cần sự tham gia của tất cả các bên

Có thể nói, sự tham gia hiệu quả của tất cả các quốc gia và các bên liên quan chính là nền tảng cho sự phục hồi xanh và chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn. Trong đó, chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra môi trường thuận lợi để thúc đẩy chuyển dịch theo hướng tiêu dùng và sản xuất bền vững. Để đạt mục tiêu này, cần xây dựng các quy định thông qua cung cấp khuyến khích kinh tế và tài chính như tài chính xanh… Ngoài ra, khu vực tư nhân cũng cần thúc đẩy đổi mới, huy động đầu tư và chuyển đổi mô hình kinh doanh của họ. Hỗ trợ tài chính và kỹ thuật từ các đối tác quốc tế và các tổ chức tài chính cũng rất quan trọng để tạo điều kiện, hoặc đẩy nhanh các khoản đầu tư theo hướng kinh tế tuần hoàn.

Về phía các cơ quan nghiên cứu, các đơn vị đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra và chia sẻ kiến thức, cũng như xây dựng các năng lực cần thiết để áp dụng các phương pháp tiếp cận nền kinh tế tuần hoàn.

Cuộc chiến chống lại những thách thức khó khăn của biến đổi khí hậu và phá hủy tài nguyên thiên nhiên sẽ không dễ dàng. Nhưng nếu chúng ta cam kết đạt được sự phục hồi xanh và nền kinh tế tuần hoàn, chúng ta hoàn toàn có thể đảm bảo một tương lai bền vững và thịnh vượng.

HẠNH NHI

(Lược dịch từ Khmer Times)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Nền móng” của sức mạnh
“Nền móng” của sức mạnh

Các đơn vị từ Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh đến hai tuyến biên giới, đồng loạt triển khai nhiệm vụ công tác biên phòng và phát động phong trào thi đua quyết thắng năm 2023, “nền móng” vững chắc để tạo sức bật hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự, chủ quyền biên giới trong tình hình mới.