Thứ Tư, 13/06/2018 15:07

Nhật Bản: Số ca nhiễm COVID-19 mới hàng ngày lần đầu tiên vượt 3.000 ca

Số lượng các ca nhiễm COVID-19 mới hàng ngày của Nhật Bản lần đầu tiên vượt ngưỡng 3.000 ca, trong bối cảnh Chính phủ quốc gia này trì hoãn các biện pháp nghiêm ngặt hơn do lo ngại làm tổn thương nền kinh tế trước thềm mùa lễ.

Nhật Bản “báo động tối đa” khi số ca nhiễm COVID-19 cao kỷ lụcDấu mốc 70 triệu ca COVID-19 phủ bóng đen lên Giáng sinh ở nhiều nướcCác nước châu Á và kế hoạch phê duyệt, sử dụng vaccine COVID-19

Người dân ở thủ đô Tokyo, Nhật Bản đeo khẩu trang để phòng tránh lây nhiễm dịch bệnh COVID-19. Ảnh minh họa: Kyodo/TTXVN

Theo nguồn tin từ Bộ Y tế Nhật Bản ngày hôm nay (13/12), 3.030 trường hợp nhiễm COVID-19 mới đã được ghi nhận, trong đó thủ đô Tokyo xác nhận con số kỷ lục 621 trường hợp; tỉnh Osaka báo cáo 429 trường hợp, đánh dấu mức cao nhất trong 2 tuần đối với tỉnh này. Các ca nhiễm mới đã nâng tổng số ca nhiễm ở quốc gia này lên 177.287 ca, với 2.562 trường hợp tử vong.

Đài truyền hình Quốc gia Nhật Bản NHK cho biết, làn sóng COVID-19 thứ 3 tiếp tục lây lan khắp đất nước, trong đó tỉnh Aichi báo cáo 206 trường hợp mới, và tỉnh Saitama chứng kiến ​​con số kỷ lục 199 trường hợp. Tỉnh Hokkaido báo cáo 189 trường hợp, tỉnh Hyogo xác nhận 137 trường hợp, tỉnh Chiba ghi nhận 121 trường hợp, và tỉnh Okinawa báo cáo 51 trường hợp.

Số ca nhiễm mới hàng ngày cũng chạm mức cao kỷ lục ở các tỉnh Nagano, Kochi và Yamagata; lần lượt là 32, 27 và 22 trường hợp.

Đối với thủ đô Tokyo, con số này vượt mức cao hàng ngày trước đó là 602 trường hợp đã được ghi nhận vào ngày 10/12, nâng tổng số ca nhiễm ở thủ đô Nhật Bản lên 46.745 trường hợp.

Trong số các ca nhiễm mới, những người ở độ tuổi 20 chiếm số lượng cao nhất là 181 ca, tiếp theo là ở độ tuổi 30 với 119 ca, và những người ở độ tuổi 40 là 89 ca. Số trường hợp nhiễm bệnh trong số những người từ 65 tuổi trở lên ở mức lên tới 77 trường hợp.

Thủ đô của Nhật Bản đã bắt đầu chứng kiến ​​số lượng các trường hợp nhiễm COVID-19 tăng mạnh vào giữa tháng 11, và là tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong số 47 tỉnh của quốc gia này. Tại hầu hết các khu vực của thủ đô, các nhà hàng, quán bar và cơ sở kinh doanh karaoke có phục vụ thức uống có cồn đã được yêu cầu rút ngắn thời gian kinh doanh và đóng cửa trước 10 giờ tối.

Các chuyên gia nhận định, số lượng các ca bệnh nặng đang gia tăng trên khắp cả nước, đặt gánh nặng lên các bệnh viện và ảnh hưởng đến việc điều trị y tế hàng ngày đối với những bệnh nhân khác. Bên cạnh đó, họ cũng lên tiếng kêu gọi các nhà chức trách thực hiện những biện pháp, chẳng hạn như tạm dừng những chuyến đi ngoại thành và yêu cầu các cửa hàng đóng cửa sớm.

Các chuyên gia cho rằng, sự tái gia tăng đang diễn ra trong mùa khô và lạnh sẽ là một thách thức lớn hơn.

Thanh Ngân (Lược dịch từ AP & Japan Times)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy hợp tác điều trị nhi khoa với các giáo sư Nhật Bản
Thúc đẩy hợp tác điều trị nhi khoa với các giáo sư Nhật Bản

Ngày 16/2, Giáo sư Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế đã tiếp đón đoàn Giáo sư Hiroyuki Shichino đến từ Nhật Bản. Đây là chuyến viếng thăm ở cương vị Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện NCGM của Giáo sư Hiroyuki Shichino trước khi ông nghỉ hưu.

Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu
Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu

Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 27/1/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, Bộ Y tế đã tổ chức các đoàn công tác do các đồng chí lãnh đạo Bộ là trưởng đoàn, đi kiểm tra công tác phòng, chống, giám sát dịch bệnh, nhất là tại các cửa khẩu để phát hiện sớm, xử lý kịp thời các trường hợp nghi ngờ, trường hợp mắc COVID-19; bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp lễ hội Xuân 2023 và khám chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe Nhân dân tại một số địa phương trọng điểm.