Thứ Năm, 12/07/2018 14:42

Miền Tây nước Mỹ: 50% lượng ô nhiễm do cháy rừng gây ra

Khói từ các đám cháy rừng chiếm tới một nửa tổng lượng ô nhiễm bụi mịn có hại cho sức khỏe ở miền Tây nước Mỹ trong những năm gần đây khi nhiệt độ trái đất ấm lên, tạo ra nhiều vụ cháy tàn phá hơn, theo một nghiên cứu công bố hôm thứ hai.

Cháy rừng đe dọa xóa sổ hòn đảo du lịch được xếp hạng di sản thế giới của AustraliaĐã đến lúc áp dụng triển khai nền kinh tế tuần hoànCháy rừng tiếp tục hoành hành ở Mỹ, khói lan đến châu ÂuMỹ ban bố tình trạng thảm họa tại bang Oregon do cháy rừngMỹ: Nửa triệu người ở tiểu bang Oregon phải sơ tán vì cháy rừng

50% lượng hạt bụi mịn trong không khí tại miền Tây nước Mỹ là do các đám khói cháy rừng gây ra. Ảnh minh họa: TTXVN

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Stanford và Đại học California, San Diego – nhóm tác giả của nghiên cứu, cho biết ngay cả khi lượng khí thải ô nhiễm giảm từ các nguồn khác bao gồm khí thải xe cộ và nhà máy điện nhưng lượng khí thải từ các đám cháy vẫn tăng mạnh.

Các phát hiện nhấn mạnh mối đe dọa sức khỏe cộng đồng ngày càng tăng do biến đổi khí hậu (BĐKH) gây ra vì BĐKH góp phần làm nên các vụ cháy rừng thảm khốc như những vụ cháy rừng khổng lồ ở California và Tây Bắc Thái Bình Dương vào năm 2020. Trên toàn nước Mỹ, cháy rừng là nguồn gây ra tới 25% ô nhiễm bụi mịn trong một số năm, các nhà nghiên cứu cho biết.

Ông Marshall Burke, Phó Giáo sư khoa học hệ thống trái đất tại Stanford và là tác giả chính của nghiên cứu cho biết: “Hầu hết mọi người không nhìn thấy mực nước biển dâng. Hầu hết mọi người không bao giờ nhìn thấy bão. Nhiều người sẽ thấy khói lửa do BĐKH.” Nghiên cứu đã được công bố trên Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng hình ảnh vệ tinh về các chùm khói và dữ liệu chất lượng không khí của chính phủ Mỹ để mô hình hóa mức độ ô nhiễm do hỏa hoạn gây ra trên toàn quốc từ năm 2016 đến năm 2018 so với một thập kỷ trước đó. Kết quả của họ phù hợp với các nghiên cứu trước đây về phát thải khói trong các khoảng thời gian trước đó và các khu vực địa lý hạn chế hơn.

Các đám cháy rừng lớn tạo ra đám khói dày đặc với các hạt vi bụi có thể bay xa hàng trăm hoặc thậm chí hàng ngàn dặm. Nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của các đám cháy trong những năm gần đây là nhiệt độ trái đất ấm hơn, hạn hán và nhiều thập kỷ áp dụng phương pháp chữa cháy tích cực làm tích tụ nhiên liệu rừng.

Các đám cháy trên khắp miền Tây nước Mỹ đã phát thải hơn một triệu tấn ô nhiễm dạng hạt trong các năm 2012, 2015 và 2017, và gần như nhiều hơn vào năm 2018. Theo các cơ quan y tế và các nhà nghiên cứu, các hạt khói từ những đám cháy rừng này được cho là nguyên nhân gây ra các vấn đề sức khỏe, từ khó thở đến tăng đột biến số người chết sớm.

Ông Dan Jaffe, một chuyên gia về ô nhiễm do cháy rừng tại Đại học Washington cho biết, nghiên cứu mới phù hợp với nghiên cứu trước đó ghi nhận tỷ lệ ô nhiễm do khói cháy rừng ngày càng tăng. Ông Jaffe nói thêm rằng nó cũng đặt ra những câu hỏi quan trọng về cách quản lý rừng tốt hơn và vai trò của việc đốt thực bì theo quy định. “Giờ đã đến lúc chúng ta phải suy nghĩ về cách quản lý hành tinh cẩn thận hơn rất nhiều so với những gì chúng ta đã làm.”

Anh Tuấn (Lược dịch từ AP)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát động cuộc thi sáng kiến giảm rác thải nhựa
Phát động cuộc thi sáng kiến giảm rác thải nhựa

Sáng 23/2, Dự án (DA) Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam (được tài trợ bởi Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) tại Việt Nam thông qua WWF-Nauy) và Trung tâm Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo tỉnh chính thức phát động cuộc thi “Sáng kiến giảm thiểu rác thải nhựa- Huế 2023” (Cuộc thi) với mong muốn tìm kiếm các ý tưởng sáng tạo nhằm giảm thiểu rác thải nhựa (RTN) tại TP. Huế.

Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững
Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đang thúc đẩy chương trình nghị sự năm 2023, nhằm xây dựng một tương lai kiên cường và bền vững, khi các quan chức đến từ 21 nền kinh tế thành viên nhóm họp tại Hội nghị quan chức cấp cao APEC lần thứ nhất và các cuộc họp liên quan.

Hạt vi nhựa đã lấn sâu
Hạt vi nhựa đã lấn sâu

Lần đầu tiên, hạt vi nhựa đã được tìm thấy trong mô tĩnh mạch của con người. Tôi đọc thông tin này trên báo Tin tức điện tử và ngay lúc đó, là nỗi bất an cảm thấy.