Chủ Nhật, 22/07/2018 09:52

Indonesia chủ trì việc xây dựng Khung quy định hành lang đi lại ASEAN

Hành lang đi lại ASEAN sẽ tạo điều kiện cho các tác nhân kinh tế, kinh doanh quan trọng và được kỳ vọng giúp hồi sinh các hoạt động kinh tế mà không phải hy sinh các khía cạnh về y tế.

ASEAN: Những vấn đề chính trong phục hồi kinh tế sau đại dịchASEAN mang đến những kinh nghiệm quý báu về thúc đẩy gắn kết ở Nam Á

Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi. (Ảnh: Citizen Daily)

Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi ngày 21/1 cho biết nước này đã được giao làm chủ trì Nhóm đặc trách (Ad hoc) để thảo luận với các bên liên quan về Khung quy định hành lang đi lại ASEAN (ATCAF) và các quy trình hoạt động của ATCAF nhằm hỗ trợ phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19.

Quyết định đã được các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN thông qua tại Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM Retreat) diễn ra vào ngày 21/1 bằng hình thức trực tuyến.

Theo bà Retno Marsudi, công việc của Nhóm đặc trách trên dự kiến sẽ hoàn thành vào quý 1/2021. Việc thiết lập hành lang đi lại giữa các nước Đông Nam Á lần đầu tiên được Indonesia đề xuất tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36 vào tháng 6/2020 nhằm ứng phó với đại dịch COVID-19 vốn đã tàn phá nền kinh tế khu vực.

Sáng kiến này sẽ tạo điều kiện cho các tác nhân kinh tế, kinh doanh quan trọng và được kỳ vọng giúp hồi sinh các hoạt động kinh tế mà không phải hy sinh các khía cạnh về y tế.

Sáng kiến đã được tất cả các nước thành viên hoan nghênh và Tổng thư ký ASEAN Lim Jock Hoi ủng hộ. Ông Lim Jock Hoi đánh giá, hành lang đi lại là một trong những nỗ lực nhằm đảm bảo thị trường Đông Nam Á vẫn rộng mở trong thời kỳ đại dịch.

Thị trường mở là một yếu tố quan trọng trong việc đẩy nhanh sự phục hồi kinh tế ở 10 nước thành viên của Hiệp hội và đảm bảo rằng Thỏa thuận hành lang đi lại ASEAN sẽ sớm được hiện thực hóa.

Cũng theo bà Retno, về lâu dài, sau khi quy chế được các nước thành viên thông qua, nhóm đặc trách có thể được sử dụng để điều phối và tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận hành các hành lang đi lại trong khu vực và thiết lập một tiêu chuẩn tạo thuận lợi cho đi lại trong ASEAN.

Ngoài việc nhất trí về các thỏa thuận hành lang đi lại, ASEAN đã nhận được gần 13,6 triệu USD từ việc phân bổ lại các quỹ hợp tác từ ASEAN và các nước đối tác cam kết đóng góp vào Quỹ ứng phó COVID-19 của khối. Số tiền này sẽ được sử dụng để hỗ trợ các nỗ lực của Hiệp hội nhằm ngăn chặn đại dịch COVID-19./.

Theo Vietnam+

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyện phố đêm thành Huế
Chuyện phố đêm thành Huế

Phố đêm không chỉ thuần túy nói chuyện những khu phố về đêm mà chính không gian “phố”, thời gian về “đêm” đó phải là nơi chứa đựng những nét riêng của văn hóa địa phương để giới thiệu, thu hút du khách sau cả “ngày” tham quan, khám phá các nơi khác.

Xây dựng Mái ấm cho người nghèo biên giới
Xây dựng "Mái ấm cho người nghèo biên giới"

Ngày 23/2, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh; Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh; Đồn Biên phòng cửa khẩu (BPCK) A Đớt và Đồn Biên phòng Hương Nguyên phối hợp UBND các xã Đông Sơn, Lâm Đớt, A Roàng và xã Hương Nguyên (huyện A Lưới) tổ chức khởi công xây dựng “Nhà cho người nghèo nơi biên giới” trên địa bàn. Tham dự lễ khởi công có Đại tá Đặng Ngọc Hiệu, Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh.