Thứ Tư, 01/08/2018 21:12

Tiêu dùng trong nhà thúc đẩy doanh số bán hàng mùa lễ hội

Tạp chí Business Times ngày 1/2 có bài viết cho hay, Malaysia và Việt Nam là 2 quốc gia chi tiêu nhiều nhất cho mùa lễ hội trong năm nay tại khu vực Đông Nam Á; với tốc độ tăng trưởng giá trị doanh số tại Malaysia mở rộng lên tới 32%, tiếp đó là Việt Nam với mức tăng trưởng 15%.

CNBC: Việt Nam là nền kinh tế hoạt động hàng đầu châu Á trong đại dịchASEAN mang đến những kinh nghiệm quý báu về thúc đẩy gắn kết ở Nam Á

Người dân mua sắm chuẩn bị chào đón mùa lễ hội. Ảnh minh họa: TTXVN

Theo bà Didem Erodogan, Phó Chủ tịch cấp cao về phân tích thông minh của hãng nghiên cứu NielsonIQ tại châu Á - Thái Bình Dương và Đông Âu, Trung Đông và châu Phi, thói quen chi tiêu của người tiêu dùng sẽ khác nhau tùy thuộc vào tác động tài chính mà đại dịch COVID-19 gây ra cho họ.

"Chẳng hạn như, chúng tôi dự báo sự gia tăng đối với việc nấu ăn tại nhà cho các bữa tối sum họp, khi các gia đình tránh những nhà hàng đông đúc. Những cuộc tụ tập xã hội quy mô nhỏ hơn cũng có thể ảnh hưởng đến doanh số đồ uống có cồn, với việc người tiêu dùng chọn chất lượng hơn là số lượng, do đó sẽ ưa chuộng các thương hiệu cao cấp", bà Didem Erodogan nói thêm.

Tại Malaysia, nơi Tết Nguyên đán là sự kiện lễ hội lớn nhất tính theo giá trị doanh số, các số liệu của hãng nghiên cứu Nielsen trong 3 năm qua cho thấy, mức tăng trung bình 32,2% về giá trị doanh số trong thời gian lễ hội, so với các mùa không lễ hội. Điều này thường được thúc đẩy bởi những mặt hàng như bia (tăng 28%), nước ngọt có ga (tăng 18%), và đồ uống châu Á (tăng 18%). Tuy nhiên, trong năm nay, các cuộc tụ họp được dự kiến ​​sẽ có quy mô nhỏ hơn do các hạn chế đi lại giữa các tiểu bang và giữa các quận, cũng như giới hạn đối với các cuộc tụ họp tại nhà.

Giám đốc Điều hành về phân tích thông minh của NielsonIQ tại Đông Nam Á, ông Luca De Nard cho hay: “Mặc dù chúng tôi dự đoán rằng, các danh mục như bia, sôcôla và bánh quy có thể không đạt được sự gia tăng như trong những Tết Nguyên đán trước, các sản phẩm tẩy rửa gia dụng, nước rửa tay và các hạng mục chăm sóc cá nhân sẽ tiếp tục hoạt động tốt, vì mọi người hiện đang thận trọng hơn về sức khỏe và vệ sinh".

Ông Luca De Nard nói thêm, việc bán các danh mục quà tặng có thể sẽ chuyển sang hình thức trực tuyến và do đó, các nhà sản xuất và nhà bán lẻ nên đảm bảo họ có các chiến lược quảng bá trực tuyến phù hợp để thu hút những người mua sắm trực tuyến đang gia tăng tại Malaysia.

Do các biện pháp hạn chế được đưa ra trong năm nay, các lễ kỷ niệm có khả năng sẽ có quy mô nhỏ hơn. "Điều quan trọng là các doanh nghiệp trong ngành phải đến đúng cửa hàng với danh mục đầu tư phù hợp và điều chỉnh các chiến lược quảng bá của họ để phục vụ người tiêu dùng trong trạng thái bình thường mới và thúc đẩy tăng trưởng mở rộng", ông Luca De Nard lưu ý.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ Business Times)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trung Quốc đóng vai trò quan trọng kích thích tăng trưởng toàn cầu năm 2023
Trung Quốc đóng vai trò quan trọng kích thích tăng trưởng toàn cầu năm 2023

Hamid Rashid, một nhà kinh tế hàng đầu của Liên Hiệp Quốc trả lời phỏng vấn báo Tân Hoa Xã sau khi báo cáo Tình hình và Triển vọng Kinh tế Thế giới (WESP) 2023 được phát hành rằng, Trung Quốc có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc kích thích tăng trưởng toàn cầu vào năm 2023.

Các đối tác chính của Apple lên kế hoạch mở rộng sang thị trường Đông Nam Á vào năm 2023
Các đối tác chính của Apple lên kế hoạch mở rộng sang thị trường Đông Nam Á vào năm 2023

Các đối tác của Apple là Foxconn Technology Group và Pegatron Corp đã đưa Đông Nam Á vào kế hoạch mở rộng của hãng đến năm 2023, qua đó đánh dấu một bước tiến cho thấy các nhà sản xuất điện tử theo hợp đồng lớn trên toàn cầu sẽ tiếp tục bổ sung năng lực sản xuất ngoài Trung Quốc để giảm thiểu rủi ro địa chính trị và kinh tế.

Linh hoạt các giải pháp, dựa vào nội lực để GDP năm 2023 tăng tốt
Linh hoạt các giải pháp, dựa vào nội lực để GDP năm 2023 tăng tốt

Báo cáo mới nhất của Ngân hàng TNHH MTV United Overseas Bank - UOB (Việt Nam) nhận định: Sự tăng trưởng mạnh mẽ của Việt Nam năm 2022 cho thấy sự bền bỉ cùng với khả năng phục hồi của Việt Nam sau những thiệt hại do COVID-19. Thế nhưng, để duy trì đà tăng trưởng ấn tượng này trong năm 2023 là không dễ khi nền kinh tế đối mặt với nhiều thách thức do nền kinh tế toàn cầu được dự báo sẽ rơi vào suy thoái.

Tổng thống Joe Biden lạc quan về triển vọng kinh tế Mỹ năm 2023
Tổng thống Joe Biden lạc quan về triển vọng kinh tế Mỹ năm 2023

Ngày 5/1, Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định nền kinh tế nước này đang chứng kiến “những điểm rất sáng” sau một vài năm khó khăn đồng thời nhấn mạnh kinh tế Mỹ hướng tới “trạng thái bình ổn mới,” một thuật ngữ mới về tăng trưởng chậm lại nhưng ổn định.