Thứ Bảy, 04/08/2018 10:14

Tỷ lệ người dân sẵn sàng tiêm vaccine ngừa Covid-19 trên toàn cầu tăng

Theo cuộc khảo sát toàn cầu về sự tin tưởng vào vaccine công bố hôm 3/2, số người sẵn sàng tiêm vaccine ngừa Covid-19 ở Pháp và một số nước châu Á giảm, trong khi tỷ lệ ở các quốc gia châu Âu đã tăng lên.

EU vẫn đặt mục tiêu tiêm chủng cho 70% người trưởng thành vào cuối hè nàyChâu Á: Phân phối vắc-xin không công bằng đe dọa quá trình phục hồi toàn cầu4 biến thể nguy hiểm nhất ảnh hưởng đến cuộc đua vaccine Covid-19Thái Lan: Tiêm chủng cho 19 triệu người trong giai đoạn đầu tiênChính quyền Mỹ đặt mua thêm 200 triệu liều vắc-xin Covid-19

Theo Reuters, số người sẵn sàng tiêm vaccine ngừa Covid-19 trên khắp thế giới đã tăng lên. Hơn một nửa số người được hỏi cho biết, họ sẽ tiêm chủng nếu vaccine được cung cấp vào tuần tới, một cuộc khảo sát về niềm tin vaccine toàn cầu công bố hôm 3/2 cho thấy.

Tiêm chủng vaccine Covid-19 tại thành phố New York (Mỹ) ngày 14/12. Ảnh: Getty Images

Tuy nhiên, thái độ và sự tin tưởng vào việc tiêm vaccine ngừa Covid-19 ở 15 quốc gia trong cuộc khảo sát là rất khác nhau. Cuộc khảo sát cho thấy, niềm tin vào vaccine Covid-19 ở Pháp và một số nước châu Á đã giảm, trong khi sự tin tưởng vào vaccine ở các quốc gia châu Âu đã tăng lên.

Niềm tin của người dân vào vaccine ở thời điểm hiện tại cao hơn so với tháng 11/2020, khi cuộc khảo sát tương tự được thực hiện ở 15 quốc gia với 13.500 người cho thấy, chỉ 40% người dân sẵn sàng tiêm vaccine ngừa Covid-19.

Cuộc khảo sát do YouGov và Viện Đổi mới Y tế Toàn cầu (IGHI) của Đại học Hoàng gia London cùng thực hiện cho thấy, 78% người dân ở Anh sẵn sàng tiêm vaccine ngừa Covid-19. Con số này ở Đan Mạch là 67%.

Pháp là nước có tỷ lệ người dân không sẵn sàng sử dụng vaccine cao nhất, với 44%. Tuy nhiên, tỷ lệ người đồng ý tiêm chủng tại quốc gia này đã tăng gấp đôi, từ 15% vào tháng 11/2020 lên 30% vào tháng 1/2021.

Tại Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore, số người dân sẵn sàng sử dụng vaccine ngừa Covid-19 đã giảm so với tháng 11, trong đó Nhật Bản là nước có tỷ lệ thấp nhất, tiếp đó là Singapore.

“Vì vaccine sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát đại dịch Covid-19, các nhà lãnh đạo của các quốc gia phải hành động ngay bây giờ để giúp nhiều người hiểu hơn về dịch bệnh và lợi ích của việc tiêm chủng, đồng thời đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau”, David Nabarro, chuyên gia về Covid-19 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết.

Cuộc khảo sát trên là một phần trong nỗ lực của WHO cùng các cơ quan khác nhằm theo dõi hành vi và thái độ về sức khỏe của người dân trong đại dịch. Kể từ tháng 4/2020, các nhà nghiên cứu đã khảo sát hơn 470.000 người trên toàn thế giới. Cuộc khảo sát trên diễn ra từ ngày 4-24/1.

Kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn người dân tin tưởng vào vaccine ngừa Covid-19, với 2/3 số người được hỏi bày tỏ niềm tin mạnh mẽ hoặc ở mức trung bình, chỉ 12% cho biết họ không tin tưởng. Đồng thời, 2/3 số người tham gia khảo sát cho rằng, việc tiêm chủng là quan trọng đối với sức khỏe của họ.

Theo VOV

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Những bức ảnh xúc động kể chuyện đại dịch
Những bức ảnh xúc động kể chuyện đại dịch

Đại dịch đã cơ bản được khống chế nhưng kí ức về nó vẫn luôn ám ảnh với mọi người. Với những người thiện nguyện lao vào tâm dịch để giúp đỡ đồng bào đó là những giây phút khó quên và nếu được chọn lại họ vẫn chọn đi theo tiếng gọi con tim, lao vào chỗ hiểm nguy để cứu người.

IFRC Thế giới vẫn thiếu chuẩn bị cho các đại dịch tiếp theo
IFRC: Thế giới vẫn thiếu chuẩn bị cho các đại dịch tiếp theo

Trong một báo cáo vừa được công bố ngày 30/1, Liên đoàn Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (IFRC) cảnh báo rằng tất cả các nước trên thế giới vẫn chưa có sự chuẩn bị để đối phó với đại dịch tiếp theo. Đồng thời, IFRC cho biết các cuộc khủng hoảng y tế trong tương lai cũng có thể xảy ra cùng lúc khi các thảm họa liên quan đến khí hậu ngày càng gia tăng.

Trung Quốc đóng vai trò quan trọng kích thích tăng trưởng toàn cầu năm 2023
Trung Quốc đóng vai trò quan trọng kích thích tăng trưởng toàn cầu năm 2023

Hamid Rashid, một nhà kinh tế hàng đầu của Liên Hiệp Quốc trả lời phỏng vấn báo Tân Hoa Xã sau khi báo cáo Tình hình và Triển vọng Kinh tế Thế giới (WESP) 2023 được phát hành rằng, Trung Quốc có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc kích thích tăng trưởng toàn cầu vào năm 2023.