Thứ Bảy, 25/08/2018 14:39

Vắc-xin của Pfizer hoạt động tốt trong lần “kiểm nghiệm thực tế” quy mô lớn

Một cuộc thử nghiệm thực tế đối với vắc-xin COVID-19 của Pfizer’s trên hơn nửa triệu người xác nhận rằng vắc-xin này rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh tật nghiêm trọng hoặc tử vong, ngay cả khi chỉ tiêm một liều.

EU hoàn tất thỏa thuận đặt mua thêm 300 triệu liều vaccine COVID-19 từ Pfizer và BioNTechNhóm G7 thúc đẩy cam kết hỗ trợ vắc-xin cho các nước nghèo hơn

Trong lần kiểm nghiệm ở quy mô lớn, vắc-xin của Pfizer cho thấy đạt hiệu quả ngừa bệnh cao ngay cả với chỉ một mũi tiêm. Ảnh minh họa: TTXVN

Kết quả được công bố hôm thứ tư trên Tạp chí Y học New England, từ một chiến dịch tiêm chủng hàng loạt với 600.000 người tham gia ở Israel, chỉ ra rằng vắc-xin này có hiệu quả 92% trong việc ngăn ngừa bệnh nặng sau hai mũi tiêm và 62% sau một mũi tiêm. Hiệu quả ước tính của nó trong việc ngăn ngừa tử vong là 72% từ hai đến ba tuần sau mũi tiêm đầu tiên, tỷ lệ có thể cải thiện khi khả năng miễn dịch tăng lên theo thời gian.

Bác sĩ Gregory Poland của Bệnh viện Mayo cho biết: “Điều này thật vô cùng yên tâm... tốt hơn tôi tưởng”. Trong khi đó, bác sĩ Buddy Creech đến từ Đại học Vanderbilt đồng ý: “Ngay cả sau chỉ một liều tiêm, chúng ta có thể thấy hiệu quả rất cao trong việc ngăn ngừa tử vong”. Cả hai bác sĩ đều không có vai trò gì trong nghiên cứu của Israel nhưng cả hai đều tham gia vào các công việc nghiên cứu vắc-xin COVID-19 khác.

Theo hai bác sĩ này, kết quả mới có thể thúc đẩy các quốc gia quyết định cân nhắc hoãn việc tiêm mũi vắc-xin thứ hai, như Vương quốc Anh đang cố gắng thực hiện, hoặc tiêm một liều thay vì hai liều cho những người đã nhiễm COVID-19, như nước Pháp đang làm, trong bối cảnh áp lực về nguồn cung vắc-xin. BS. Creech nói: “Tôi thà thấy 100 triệu người được tiêm một liều còn hơn 50 triệu người được tiêm hai liều”.

“Có lẽ điều đúng đắn cần làm ở đây để bảo vệ số lượng người nhiều nhất... là tiêm cho mọi người một liều thuốc càng sớm càng tốt. Tôi nghĩ rằng đó là một chiến lược rất đáng để xem xét”, BS. Poland nói.

Hiện nay, vắc-xin do Pfizer và đối tác BioNTech của Đức sản xuất, được khuyến nghị tiêm hai mũi ở hầu hết các quốc gia, mỗi mũi cách nhau ba tuần.

Nghiên cứu được dẫn đầu bởi các nhà nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu Clalit và Đại học Ben-Gurion Negev ở Israel, với Đại học Harvard ở Mỹ. Nghiên cứu không đưa ra báo cáo về tính an toàn của vắc-xin, mà chỉ là tính hiệu quả, nhưng không có vấn đề bất ngờ nào phát sinh trong thử nghiệm trước đó.

Anh Tuấn (Lược dịch từ AP)

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu
Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu

Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 27/1/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, Bộ Y tế đã tổ chức các đoàn công tác do các đồng chí lãnh đạo Bộ là trưởng đoàn, đi kiểm tra công tác phòng, chống, giám sát dịch bệnh, nhất là tại các cửa khẩu để phát hiện sớm, xử lý kịp thời các trường hợp nghi ngờ, trường hợp mắc COVID-19; bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp lễ hội Xuân 2023 và khám chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe Nhân dân tại một số địa phương trọng điểm.