Thứ Ba, 28/08/2018 15:05

Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn

Vừa qua, các nhà lãnh đạo khối Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí về một chiến lược mới nhằm tăng cường quốc phòng và an ninh trong khối.

Việt Nam và Campuchia tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng​Kỷ niệm 10 năm Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộngTập trung vào hợp tác kinh tế và quốc phòngViệt Nam đề nghị hợp tác với Mỹ sản xuất máy thởKiểm soát đại dịch COVID-19: Một lĩnh vực mới trong hợp tác quốc phòng ASEAN

Lãnh đạo của khối Liên minh châu Âu cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn. Ảnh minh họa: AFP/Tạp chí Quốc phòng toàn dân

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel cho biết, các quốc gia thành viên mong muốn chính thức thông qua kế hoạch vào đầu năm mới.

“Chúng tôi muốn tăng cường đầu tư vào quốc phòng. Ngoài ra, chúng tôi cũng muốn thúc đẩy năng lực dân sự và năng lực quân đội, cũng như sự sẵn sàng hành động”, Chủ tịch Charles Michel nhận định.

Trong khuôn khổ cuộc họp, lãnh đạo 27 quốc gia cũng thảo luận sâu hơn về cách thức thúc đẩy năng lực phục hồi và đối phó với các cuộc tấn công của tội phạm mạng, những mối đe dọa, cũng như những mối quan hệ đang còn tranh cãi với các nước láng giềng phía Nam.

Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg cũng tham gia vào cuộc họp trực tuyến để thảo luận về hợp tác giữa khối và liên minh quốc phòng.

Ông Jens Stoltenberg cho biết: “Các nỗ lực của EU đang song hành với những nỗ lực quân sự trên khắp lục địa. Đối với NATO, nhiệm vụ chính trong đại dịch này là đảm bảo rằng một cuộc khủng hoảng sức khỏe sẽ không biến thành một cuộc khủng hoảng về an ninh, bởi vì những mối đe dọa mà chúng ta phải đối mặt trước đại dịch vẫn đang còn tồn tại, bao gồm: những hành động hung hăng, các cuộc tấn công mạng tinh vi hơn và những tác động an ninh của biến đổi khí hậu...”.

Ông Jens Stoltenberg và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel cũng đã đề nghị hợp tác với chính quyền mới của Mỹ. Trong đó Chủ tịch Charles Michel bày tỏ sự tin tưởng hoàn toàn rằng chính quyền mới của ông Joe Biden sẽ mang đến cơ hội duy nhất để đổi mới liên minh bền chặt giữa châu Âu và Mỹ.

“Một mối quan hệ đối tác mạnh mẽ đòi hỏi các đối tác mạnh mẽ. Đó là lý do tại sao tôi tin rằng một Liên minh châu Âu mạnh hơn là một NATO mạnh hơn”, Chủ tịch Charles Michel nhấn mạnh.

Được biết, EU đã và đang cố gắng phối hợp chặt chẽ hơn về các vấn đề quốc phòng và an ninh trong những năm gần đây, chẳng hạn như kế hoạch tài trợ chung cho các dự án phát triển quốc phòng.

Một lần nữa, ông Jens Stoltenberg khẳng định: “Chúng ta giống nhau về dân số, về thành viên và cùng trong một khu vực. Những thách thức cũng tương tự nhau. Rõ ràng là chúng ta cần làm việc và hành động cùng nhau".

Đan Lê (Lược dịch từ Dw News)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới
Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới

Theo các nhà khoa học và các nhóm bảo vệ môi trường, thời tiết khô hạn ít tuyết trong nhiều tuần của mùa đông vừa qua đã làm dấy lên lo ngại rằng Italia có thể phải đối mặt với một đợt hạn hán khác sau tình trạng khẩn cấp vì hạn hán vào mùa hè năm ngoái. Được biết trong mùa đông mới đây, dãy núi Alps chỉ nhận được lượng tuyết rơi chưa bằng một nửa so với bình thường.

Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng
Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng

Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai thế giới, có thể sẽ phải chứng kiến nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan hơn, bao gồm các đợt sóng nhiệt khắc nghiệt, lũ lụt lớn và tình trạng hạn hán nghiêm trọng, đặt ra những thách thức đối với an ninh lương thực và an ninh năng lượng của quốc gia này.

Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7
Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7

Japantimes dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yoshimasa Hayashi cho biết nước này đã chọn sức khỏe toàn cầu là chương trình nghị sự hàng đầu khi đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới (G7) vào tháng 5 tới, một phần vì việc tiếp cận vaccine công bằng vẫn là một thách thức trên toàn thế giới, ngay cả trong bối cảnh chuyển đổi sang thời kỳ hậu COVID-19 như hiện nay.