Thứ Ba, 04/09/2018 08:11

UNICEF: 168 triệu học sinh trên toàn cầu không thể đến trường trong gần 1 năm qua vì COVID-19

Theo số liệu được Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) công bố hôm qua (3/3), hơn 168 triệu học sinh trên toàn cầu đã không thể đến lớp khi trường học ở 14 quốc gia đã gần như đóng cửa hoàn toàn trong gần một năm qua, do các lệnh hạn chế nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19.

UNICEF: 463 triệu trẻ em trên thế giới không thể tiếp cận với giáo dục trực tuyến

Sáng kiến "Lớp học trong đại dịch" gồm 168 chiếc bàn trống đại diện cho 168 triệu trẻ em không thể đến trường do COVID-19. Ảnh: UNICEF

“Khi sắp chạm mốc một năm kể từ khi bùng phát đại dịch COVID-19, chúng ta lại được nhắc nhở về tình trạng khẩn cấp về giáo dục mà các lệnh hạn chế gây ra”, Giám đốc Điều hành UNICEF Henrietta Fore cho biết trong một thông cáo báo chí. 

Theo UNICEF, 9 trong số 14 quốc gia, nơi các trường học gần như đóng cửa hoàn toàn từ tháng 3/2020 đến tháng 2/2021, thuộc khu vực Mỹ Latinh và Caribe, gây ảnh hưởng cho gần 100 triệu học sinh. Trong số các quốc gia này, Panama là nước đóng cửa trường học nhiều ngày nhất, tiếp theo là El Salvador, Bangladesh và Bolivia.

Ngoài ra, khoảng 214 triệu trẻ em - tương đương với 1/7 học sinh trên toàn cầu - đã bỏ lỡ hơn 3/4 thời gian học trực tiếp, trong khi hơn 888 triệu trẻ em tiếp tục phải đối mặt với sự gián đoạn việc học do các trường học đóng cửa toàn bộ hoặc đóng cửa một phần, dữ liệu của UNICEF nêu rõ.

Ưu tiên mở cửa lại trường học

Việc đóng cửa trường học gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với việc học tập và hạnh phúc của trẻ em. Theo UNICEF, những đứa trẻ dễ bị tổn thương nhất và những em không có điều kiện học từ xa còn bị ảnh hưởng nặng nề hơn, vì chúng có nguy cơ không bao giờ được trở lại lớp học, đôi khi bị ép buộc lao động trẻ em và thậm chí là tảo hôn.

Đối với phần lớn học sinh trên toàn cầu, trường học là nơi để tương tác với bạn bè đồng trang lứa, tìm kiếm sự hỗ trợ, tiếp cận các dịch vụ y tế và tiêm chủng cũng như các bữa ăn dinh dưỡng. Theo đó, các trường học đóng cửa càng lâu thì trẻ em càng bị cắt đứt khỏi những yếu tố quan trọng này của tuổi thơ.

Trước tình trạng nghiêm trọng này, bà Fore kêu gọi tất cả các quốc gia duy trì việc mở cửa các trường học. Ở những quốc gia mà trường học bị đóng cửa, cần  ưu tiên cho các trường học trong kế hoạch mở cửa trở lại.

UNICEF cũng kêu gọi chính phủ các nước tập trung vào các nhu cầu riêng biệt của mỗi học sinh, với các dịch vụ toàn diện bao gồm học phụ đạo, chăm sóc thể chất, dinh dưỡng, sức khỏe tâm thần để nuôi dưỡng sự phát triển và hạnh phúc của trẻ em và thanh thiếu niên.

Với số lượng khổng lồ trẻ em bị ảnh hưởng, Tổng thư ký LHQ António Guterres nhấn mạnh, “chúng ta có hàng triệu trẻ em phải nghỉ học và đó là một bi kịch - bi kịch cho chính bản thân các đứa trẻ, bi kịch cho đất nước của chúng và cũng là bi kịch cho tương lai của loài người”.

Cũng trong hôm qua, UNICEF đã công bố sáng kiến “Lớp học trong đại dịch”, một lớp học kiểu mẫu gồm 168 chiếc bàn trống, mỗi bàn đại diện cho một triệu trẻ em sống ở các quốc gia nơi trường học gần như bị đóng cửa hoàn toàn, như một lời nhắc nhở đầy ấn tượng về những lớp học vẫn đang vắng bóng học sinh.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ UN News)

 

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngày hội hướng nghiệp dành cho phụ huynh, học sinh
Ngày hội hướng nghiệp dành cho phụ huynh, học sinh

Ngày 25/2, Trường THCS Nguyễn Đăng Thịnh, TP. Huế phối hợp với Trường cao đẳng Công nghiệp Huế (HueIC) tổ chức chương trình Ngày hội hướng nghiệp dành cho phụ huynh và học sinh các khối 8,9.

Giữ chữ cho em
Giữ chữ cho em

Thống kê sơ bộ, năm nay, toàn tỉnh có khoảng 30 học sinh nghỉ học sau Tết.

Thực trạng giáo viên nghỉ việc năm học 2021-2022
Thực trạng giáo viên nghỉ việc năm học 2021-2022

Trong bối cảnh thiếu hụt lượng lớn giáo viên, thì cũng có hàng nghìn giáo viên nghỉ việc hoặc chuyển từ trường công lập sang các trường tư thục,... Đây là bài toán “đau đầu” với nhiều địa phương.