Thứ Hai, 17/09/2018 21:29

Bất chấp đại dịch, kiều hối vẫn tiếp tục chảy về châu Á

Tính đến nửa cuối năm 2020, dòng kiều hối vẫn tăng mạnh ở một số quốc gia châu Á - Thái Bình Dương, khu vực có số lượng người di cư ra nước ngoài lớn nhất. Đây là điều rất đáng khích lệ trong bối cảnh chỉ mới một quý trước đó, kiều hối đã chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng, khi nền kinh tế của các quốc gia tiếp nhận người di cư suy giảm mạnh do đại dịch.

ADB: Lượng kiều hối toàn cầu năm 2020 có thể giảm hơn 100 tỷ USD do đại dịch

Do những khó khăn mà đại dịch mang lại cho người thân, nhiều lao động di cư cảm thấy cần phải chuyển tiền về quê nhà nhiều hơn nữa. Ảnh minh hoạ: Internet/Tapchitaichinh

Thực tế, nhiều lao động nhập cư châu Á đã phải vất vả chống chọi với làn sóng kinh tế khó khăn và gửi về quê nhà số tiền kỷ lục trong nhiều tháng qua, sau đợt sụt giảm lớn trong tháng 4 – 5/2020. Ngoại trừ Fiji và Kazakhstan, các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương đều ghi nhận ​​sự phục hồi của dòng kiều hối chảy về quê nhà trong tháng 6-7 năm ngoái.

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), có một số lý do khiến dòng tiền tiếp tục được chuyển về châu Á. Đầu tiên liên quan đến việc mở cửa lại dần các nền kinh tế tiếp nhận người di cư, mặc dù vẫn phải tuân thủ các quy tắc nghiêm ngặt về sức khoẻ cộng động. Nhiều công nhân, bao gồm cả người nhập cư, đã được phép quay trở lại nơi làm việc.

Yếu tố thứ hai là do những khó khăn về kinh tế mà người thân và gia đình phải đối mặt trong đại dịch, những lao động di cư càng thấy cần phải gửi tiền về quê nhà nhiều hơn.

Thứ ba, sự sẵn có của trợ cấp xã hội cho người lao động nhập cư, nhất là ở các nước phát triển, cho phép họ tiếp tục gửi tiền về nước. Một lý do nữa là việc sử dụng ngày càng nhiều các kênh kỹ thuật số để chuyển tiền đã tạo điều kiện cho người di cư chuyển tiền ngay cả khi bị khóa tài khoản. Theo báo cáo của các công ty công nghệ tài chính và chuyển tiền hàng đầu, lĩnh vực kinh doanh kỹ thuật số của họ đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc, nhất là trong những tháng cao điểm của đại dịch.

Theo ADB, mặc dù dòng kiều hối dường như đang phục hồi nhưng vẫn cần tiếp tục thận trọng và các chính phủ cần hợp tác để giúp người di cư quay trở lại làm việc. Đặc biệt, trong bối cảnh phức tạp của đại dịch COVID-19, các chính phủ nên chuẩn bị sẵn sàng để giúp đỡ hơn nữa những người di cư trở về và các hộ gia đình nhận kiều hối. Thực tế, một số hộ gia đình tiếp nhận kiều hối vẫn có nguy cơ rơi vào tình trạng nghèo đói, cho thấy sự cần thiết phải được hỗ trợ bền vững, nhất là đối với những người có ít khả năng tiếp cận việc làm như người cao tuổi, cha mẹ đơn thân và người khuyết tật.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ ADB)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khách châu Á ​​kỳ vọng thúc đẩy du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023
Khách châu Á ​​kỳ vọng thúc đẩy du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023

Cơ quan Du lịch Thụy Sĩ (Switzerland Tourism) ngày 23/2 cho hay, khách du lịch châu Á được kỳ vọng sẽ hỗ trợ sự phục hồi của ngành du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023, sau khi khách du lịch Mỹ đã đưa ngành này thoát khỏi tình trạng ảm đạm do đại dịch hồi năm ngoái.

Những bức ảnh xúc động kể chuyện đại dịch
Những bức ảnh xúc động kể chuyện đại dịch

Đại dịch đã cơ bản được khống chế nhưng kí ức về nó vẫn luôn ám ảnh với mọi người. Với những người thiện nguyện lao vào tâm dịch để giúp đỡ đồng bào đó là những giây phút khó quên và nếu được chọn lại họ vẫn chọn đi theo tiếng gọi con tim, lao vào chỗ hiểm nguy để cứu người.

IFRC Thế giới vẫn thiếu chuẩn bị cho các đại dịch tiếp theo
IFRC: Thế giới vẫn thiếu chuẩn bị cho các đại dịch tiếp theo

Trong một báo cáo vừa được công bố ngày 30/1, Liên đoàn Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (IFRC) cảnh báo rằng tất cả các nước trên thế giới vẫn chưa có sự chuẩn bị để đối phó với đại dịch tiếp theo. Đồng thời, IFRC cho biết các cuộc khủng hoảng y tế trong tương lai cũng có thể xảy ra cùng lúc khi các thảm họa liên quan đến khí hậu ngày càng gia tăng.

Tất tần tật về Tết âm lịch ở châu Á
Tất tần tật về Tết âm lịch ở châu Á

Tết Nguyên đán là một trong những nét văn hóa truyền thống lâu đời, không thể thiếu trong đời sống của người dân nhiều nước châu Á như Việt Nam, Singapore, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Hàn Quốc, Triều Tiên, Trung Quốc, Ấn Độ, Mông Cổ...