Thứ Năm, 04/10/2018 13:19

Bloomberg: Nền kinh tế thế giới có nguy cơ “phân kỳ nguy hiểm”

Tạp chí Bloomberg ngày hôm nay (4/4) có bài viết cho hay, nền kinh tế thế giới đang trên đà tăng trưởng nhanh nhất trong hơn nửa thế kỷ trong năm nay; tuy nhiên, những khác biệt và thiếu sót có thể khiến nền kinh tế toàn cầu không thể sớm đạt được mức cao như trước khi đại dịch COVID-19 xảy ra.

Nhiều dấu hiệu khả quan rằng ASEAN sẽ phục hồi vào năm 2021Những bài học từ một năm dịch bệnh

Bloomberg cho rằng, nền kinh tế thế giới đang đứng trước sự phục hồi không cân xứng giữa các quốc gia. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Không giống như hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, sự phục hồi có vẻ không cân xứng, một phần là do việc triển khai vaccine ngừa COVID-19 và sự hỗ trợ tài chính khác nhau giữa các quốc gia. Những nền kinh tế tụt hậu hầu hết là các thị trường mới nổi và khu vực đồng euro, nơi Pháp và Italy đã quyết định gia hạn các biện pháp hạn chế đối với hoạt động kinh tế để ngăn chặn dịch bệnh.

“Mặc dù triển vọng đã được cải thiện về tổng thể, nhưng triển vọng đang phân kỳ một cách nguy hiểm. Vaccine vẫn chưa có sẵn cho tất cả mọi người và ở mọi nơi. Có quá nhiều người tiếp tục phải đối mặt với tình trạng mất việc làm và nghèo đói gia tăng. Quá nhiều quốc gia đang bị tụt lại phía sau”, Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), bà Kristalina Georgieva lưu ý trong một bài phát biểu hồi tuần trước.

Kết quả là có thể phải mất nhiều năm để nhiều nền kinh tế trên thế giới tham gia cùng với Mỹ và Trung Quốc trong việc phục hồi hoàn toàn từ đại dịch. Cũng theo IMF, đến năm 2024, sản lượng thế giới sẽ vẫn thấp hơn 3% so với dự báo được đưa ra trước đại dịch, trong đó các quốc gia phụ thuộc vào du lịch và dịch vụ bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Sự phân kỳ nói trên được ghi nhận bởi tập hợp các dự báo mới của Bộ phận nghiên cứu kinh tế Bloomberg Economics, cho thấy mức tăng trưởng toàn cầu khoảng 1,3% trong 3 tháng đầu năm 2021. Tuy nhiên, trong khi nền kinh tế của Mỹ đang phục hồi, thì các nền kinh tế của Pháp, Đức, Italy, Vương quốc Anh, và Nhật Bản đang bị thu hẹp. Ở các thị trường mới nổi, nền kinh tế Trung Quốc vượt xa Brazil, Nga, và Ấn Độ.

Cho cả năm 2021, Bloomberg Economics dự báo mức tăng trưởng toàn cầu sẽ ở mức 6,9%, đánh dấu mức tăng nhanh nhất kể từ những năm 1960. Phần lớn sẽ phụ thuộc vào tốc độ mà các quốc gia có thể chủng ngừa cho dân số của họ. Nguy cơ cho thấy, càng mất nhiều thời gian thì khả năng càng lớn dịch bệnh COVID-19 vẫn tiếp tục là mối đe dọa toàn cầu, đặc biệt là nếu các biến thể mới phát triển.

Trong một động thái liên quan, Hệ thống theo dõi việc tiêm vaccine trên thế giới Vaccine Tracker của Bloomberg chỉ ra rằng, trong khi Mỹ đã triển khai số liều vaccine tương đương với gần 1/4 dân số, thì Liên minh châu Âu (EU) vẫn chưa đạt 10%, và tỷ lệ ở Mexico, Nga và Brazil là dưới 6%.

Lê Thảo (Lược dịch từ Bloomberg)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt
Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt

Công bố của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) trong năm 2022 cho biết, Việt Nam đứng vị trí số 1 trong danh sách 25 nước có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới. Ngay từ tháng 4/2022, thị trường vận chuyển hàng không nội địa đã ở mức tương đương cùng kỳ năm 2019, với 69 đường bay đã được tái khai thác, mở mới và tăng tần suất. Nhờ vậy, nhu cầu di chuyển trong giai đoạn cao điểm hè, sản lượng khách nội địa đã hồi phục hoàn toàn và tăng trưởng 40 – 42% so với cùng kỳ năm 2019 trong các tháng 6 - 8/2022.

Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng là quá lớn, gây áp lực đáng kể lên lực lượng cứu hộ ở hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, đồng thời làm cạn kiệt các nguồn lực quan trọng cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội

10 nghị quyết có ý nghĩa quan trọng được HĐND tỉnh thông qua tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ chín nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra sáng 20/2. UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân chủ trì kỳ họp. Tham dự kỳ họp còn có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.

6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023
6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023

Đại dịch COVID-19 đang diễn ra, những cú sốc địa chính trị và lạm phát kéo dài dự kiến sẽ tiếp tục là những rủi ro chính trong năm 2023. Tuy nhiên, châu Á có thể sẽ là một điểm sáng trong bối cảnh những cơn gió ngược ngày càng gia tăng, khi khả năng phục hồi của khu vực một lần nữa được thể hiện.

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine
Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine

Tính từ năm 2015, Nông dân chăn nuôi vịt người Pháp Herve Dupouy đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Dù vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại của ông, người nông dân Pháp Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.