Thứ Ba, 16/10/2018 12:45

Nghiên cứu mới khẳng định hiệu quả của vaccine COVID-19 AstraZeneca

Nghiên cứu mới đây của Đại học Birmingham (Anh) cho thấy, 9/10 người trên 80 tuổi được tiêm vaccine ngừa COVID-19 AstraZeneca vẫn còn miễn dịch mạnh mẽ sau 6 tuần kể từ khi tiêm liều vaccine đầu tiên.

Giới chức châu Âu khẳng định vaccine AstraZeneca an toàn và hiệu quảTạm ngừng tiêm chủng vaccine của AstraZeneca có thể làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế của châu Á

Theo nghiên cứu, cả hai loại vaccine của AstraZeneca và Pfizer đều hoạt động hiệu quả như nhau trong việc khiến cơ thể tạo ra các kháng thể có thể chống lại virus SARS-CoV-2. Đặc biệt, nghiên cứu đã chứng minh vaccine có hiệu quả với người cao tuổi – nhóm người có hệ thống miễn dịch kém và phản ứng kém hơn với vaccine.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Birmingham đã tiến hành xét nghiệm máu của 165 người trên 80 tuổi đã được tiêm liều vaccine COVID-19 đầu tiên từ 5-6 tuần trước đó. Trong đó, 89 người tiêm vaccine AstraZeneca và 76 ngươi tiêm vaccine Pfizer.

Nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Anh cho thấy hiệu quả bảo vệ thực tế của vaccine COVID-19 AstraZeneca và Pfizer. Ảnh: AFP/Getty

Nghiên cứu của Đại học Birmingham cũng cho thấy, mũi tiêm đầu tiên vaccine AstraZeneca sẽ giúp kích hoạt phản ứng từ các tế bào bạch cầu - một phần quan trọng khác của hệ thống miễn dịch. Cấp độ hiệu quả của vaccine được tăng lên sau mũi tiêm thứ hai.

Tiến sĩ Helen Parry và Giáo sư Paul Moss, những người đã thực hiện nghiên cứu, cho biết trong số 32,3 triệu người được tiêm chủng vaccine AstraZeneca trên khắp Vương quốc Anh, mới có 7,9 triệu người đã được tiêm mũi thứ hai sau 12 tuần tiêm mũi thứ nhất.

Những người tiêm vaccine tham gia nghiên cứu đều có dấu hiệu được bảo vệ lâu dài khỏi virus ngay cả khi họ chưa tiêm liều thứ hai. Xét nghiệm máu của 165 người để tìm kháng thể COVID-19 cho thấy, 87% có các protein kháng virus từ 5-6 tuần sau mũi tiêm đầu tiên vaccine AstraZeneca và 93% với vaccine Pfizer.

Nghiên cứu bổ sung thêm bằng chứng cho thấy, khả năng miễn dịch của con người có thể kéo dài hơn ba tuần và thậm chí cải thiện theo thời gian. Tiến sĩ Helen Parry cho biết: “Chúng tôi biết rằng, cả vaccine Pfizer và AstraZeneca đều có hiệu quả tốt trong thực tế, nhưng chúng tôi cũng cần hiểu các phản ứng miễn dịch cơ bản mà chúng tạo ra. Trong nghiên cứu, chúng tôi phát hiện phản ứng kháng thể ở hầu hết những người từ 80 tuổi trở lên trong 5 tuần tiêm liều vaccine đầu tiên”.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng cho biết, một số người có kết quả xét nghiệm kháng thể dương tính vẫn có thể bị nhiễm virus và mắc COVID-19 nếu phản ứng miễn dịch của họ không đủ mạnh.

Trong khi thực hiện nghiên cứu, Tiến sĩ Helen Parry và Giáo sư Paul Moss cũng phát hiện, những người từng bị nhiễm virus SARS-CoV-2 có phản ứng miễn dịch mạnh hơn. Xét nghiệm máu của 8 người tham gia nghiên cứu cho thấy, cơ thể họ tạo ra lượng kháng thể nhiều hơn 600 lần so với những người chưa từng mắc COVID-19.

Theo các nhà nghiên cứu, phản ứng miễn dịch cao hơn ở những người từng mắc COVID-19 là sự kích thích hệ thống miễn dịch hai lần. Do vậy, các nhà nghiên cứu hy vọng vaccine sẽ có được tác dụng tương tự khi tiêm liều thứ hai. 

Nghiên cứu này của Tiến sĩ Helen Parry và Giáo sư Paul Moss đã  được công bố trên tạp chí y khoa The Lancet./.

Theo VOV

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dự án liên quan chương trình giảm phát thải mang lại nhiều hiệu quả
Dự án liên quan chương trình giảm phát thải mang lại nhiều hiệu quả

Sáng 22/2, Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung, Trường đại học (ĐH) Nông Lâm, ĐH Huế phối hợp các đơn vị, địa phương có liên quan tổ chức hội thảo tổng kết dự án “Thúc đẩy sự tham gia hiệu quả của cộng đồng dân tộc thiểu số (DTTS) trong thực hiện, giám sát và đánh giá Chương trình Giảm phát thải (ER-P)”.

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine
Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine

Tính từ năm 2015, Nông dân chăn nuôi vịt người Pháp Herve Dupouy đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Dù vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại của ông, người nông dân Pháp Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.