Thứ Tư, 17/10/2018 14:54

Dù có vaccine, ngành hàng không toàn cầu vẫn chưa trở lại mức năm 2019

Bất chấp sự bùng nổ chương trình tiêm chủng tại Mỹ, nhiều quốc gia khác trên thế giới đang phải đối mặt với làn sóng mới của đại dịch COVID-19, đồng nghĩa với việc ngành vận tải hàng không toàn cầu năm 2021 dự kiến sẽ chỉ đạt 2/3 công suất của năm 2019 và thậm chí, nhu cầu của hành khách có thể còn thấp hơn nữa.

Đại dịch COVID-19 làm tê liệt ngành du lịch hàng khôngNgành hàng không toàn cầu sau đại dịch sẽ rất khácĐể thúc đẩy ngành hàng không khu vực phục hồi, ASEAN cần hài hòa các tiêu chuẩn

Hàng loạt máy bay không thể cất cánh do đại dịch COVID-19. Ảnh minh hoạ: AFP/Laodong

John Grant, nhà phân tích của Công ty Nghiên cứu dữ liệu hàng không OAG, cho biết trên toàn cầu, công suất theo lịch trình chỉ đạt khoảng 58% mức trước đại dịch. Thống kê số chỗ ngồi được cung cấp cho thấy các hãng vận tải hiện có khoảng 62 triệu chỗ mỗi tuần, thấp hơn nhiều so với mức 106 triệu chỗ ngồi của năm 2019.

Theo ông Grant, công suất các hãng hàng đến cuối năm nay vẫn chưa thể phục hồi về mức trước đại dịch, với nhu cầu của hành khách giảm 15-20 điểm phần trăm. "Có thể có ánh sáng ở cuối đường hầm, nhưng đó là một đường hầm rất rất dài mà chúng ta phải đi qua", ông Grant nhận định.

Không có khu vực nào đạt mức năm 2019

Dữ liệu của OAG trong tuần này cho thấy Mỹ đang trên đà phát triển, với một số điểm đến dễ tiếp cận ở Caribe được hưởng lợi. Các hãng hàng không giá rẻ ở Mỹ đã tăng thêm năng suất khi tỷ lệ tiêm chủng tăng, thúc đẩy ngành du lịch giải trí. 

Bất chấp sự tăng trưởng của Mỹ, châu Á vẫn dẫn đầu thị trường toàn cầu. Với việc nhanh chóng kiểm soát được dịch COVID-19 và kiềm chế sự lây nhiễm ở mức thấp, Trung Quốc đang cung cấp thêm 5,1% số ghế so với cùng kỳ năm 2019. Trong khi đó ở Việt Nam, dù đóng cửa với khách nước ngoài nhưng du lịch nội địa vẫn khởi sắc, đồng nghĩa với việc năng lực bay gần như đã tăng trở lại như 2 năm trước. Động thái tương tự cũng đang diễn ra ở Ấn Độ, nơi số ghế được cung cấp chỉ giảm 16%. Những tín hiệu lạc quan này giúp du lịch hàng không châu Á vượt trội so với các khu vực còn lại của thế giới, nhưng trên tổng thể, chừng đó vẫn chưa đủ để giúp ​​khu vực này khôi phục năng lực khai thác như năm 2019.

Ở châu Âu, tình hình ảm đạm hơn nhiều. Một loạt các yếu tố đang diễn ra, từ sự phụ thuộc lớn vào các chuyến bay quốc tế cho đến sự xuất hiện của các chủng virus mới và những thất bại trong chiến dịch tiêm chủng của EU… đã khiến ngành hàng không của khu vực này khó phục hồi. Thậm chí công suất hoạt động ngành hàng không của các quốc gia như Italia, Pháp và Đức ước tính chỉ ở mức 25% hoặc thấp hơn so với mức trước đại dịch.

Trông chờ vào các chuyến bay nội địa

Trong khi du lịch quốc tế vẫn bị kìm hãm, một số quốc gia đang được hỗ trợ bởi các chuyến bay nội địa. Theo Bloomberg, với khoảng cách hơn 1.600 km từ Bắc vào Nam, ngành hàng không Việt Nam đang trên đà phục hồi tốt, với công suất dự kiến ​​chỉ giảm 5,2% so với năm 2019.

Tuy nhiên, các đợt bùng phát dịch mới ở một số nước hiện đang cản trở kế hoạch nối lại các hoạt động hàng không. Theo đó, tỷ lệ tiêm chủng sẽ là chìa khóa để dỡ bỏ các hạn chế đi lại trong những tháng tới. Mới đây, đợt triển khai tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 của Johnson & Johnson đã gặp trở ngại khi Mỹ tạm dừng sử dụng loại vaccine này và châu Âu cũng trì hoãn việc tiêm chủng vaccine J&J sau khi có báo cáo về các trường hợp đông máu hiếm gặp. 

Trước tình hình hiện tại, ông Grant cho rằng sẽ rất khó để việc tiêm chủng được triển khai đầy đủ trên toàn cầu vào cuối năm nay hoặc năm 2022. Điều này gần như khiến việc di chuyển bằng đường hàng không một lần nữa trở thành một “dịch vụ xa xỉ”, nhất là nếu bạn cần phải xét nghiệm COVID-19 cả trước và sau khi về nhà.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Bloomberg)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt
Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt

Công bố của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) trong năm 2022 cho biết, Việt Nam đứng vị trí số 1 trong danh sách 25 nước có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới. Ngay từ tháng 4/2022, thị trường vận chuyển hàng không nội địa đã ở mức tương đương cùng kỳ năm 2019, với 69 đường bay đã được tái khai thác, mở mới và tăng tần suất. Nhờ vậy, nhu cầu di chuyển trong giai đoạn cao điểm hè, sản lượng khách nội địa đã hồi phục hoàn toàn và tăng trưởng 40 – 42% so với cùng kỳ năm 2019 trong các tháng 6 - 8/2022.

Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới Thừa Thiên Huế sẽ hoạt động trở lại vào ngày 18 2
Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới Thừa Thiên Huế sẽ hoạt động trở lại vào ngày 18/2

Từ chiều 13/2, Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới Thừa Thiên Huế (Trung tâm) tạm dừng hoạt động để lực lượng chức năng khám xét do đội ngũ lãnh đạo Trung tâm này bị phát hiện nhiều vi phạm liên quan đến quy trình đăng kiểm xe cơ giới. Cụ thể là khi nhiều phương tiện đến đăng kiểm không đảm bảo an toàn giao thông nhưng vẫn được Trung tâm cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7
Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7

Japantimes dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yoshimasa Hayashi cho biết nước này đã chọn sức khỏe toàn cầu là chương trình nghị sự hàng đầu khi đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới (G7) vào tháng 5 tới, một phần vì việc tiếp cận vaccine công bằng vẫn là một thách thức trên toàn thế giới, ngay cả trong bối cảnh chuyển đổi sang thời kỳ hậu COVID-19 như hiện nay.