Thứ Tư, 17/10/2018 18:41

Sông Mekong trước những bất thường

Các hiện tượng thời tiết hàng năm dọc theo sông Mekong – con sông lớn bắt nguồn ở Trung Quốc và chảy qua 5 quốc gia Đông Nam Á, đang chứng kiến những thay đổi rất bất thường, nhất là trong 2 năm trở lại đây, gây lo ngại cho những người dân vốn sống phụ thuộc vào nó.

Hàng triệu dân sống dọc sông Mekong nhận thông báo lũ lụt, hạn hán qua FacebookLào sắp có cầu Hữu Nghị thứ 5 bắc qua sông MekongĐức tài trợ thêm 2 triệu Euro để tăng cường hợp tác về tài nguyên nước ở hạ lưu sông MekongCampuchia, Lào, Thái Lan, Việt Nam có thể phải đối mặt với hạn hán nghiêm trọngThái Lan: Mực nước sông Mekong xuống thấp nhất trong 10 năm

Một khúc sông Mekong ở Thái Lan "trơ đáy". Ảnh: Bangkok Post/VOV

Ông Attapon Nakhon, một cư dân sống cạnh sông Mekong cho biết mực nước trên sông có lúc không đủ hoặc có lúc lại quá nhiều, dẫn đến lũ lụt. Theo ông, giờ đây không có hiện tượng gì ở sông Mekong còn bình thường được nữa. “Trước đây, tôi chưa từng thấy sông Mekong thay đổi nhanh như vậy…”, ông nói.

Người dân sống dọc theo sông Mekong giờ đây đang chứng kiến những thay đổi đáng lo ngại, nguyên nhân là do hoạt động của các đập thủy điện lớn được xây dựng phần lớn ở thượng nguồn, dẫn đến mất mùa, phá vỡ hệ sinh thái, xói mòn bờ và tình trạng khó lường nói chung ở các nước hạ nguồn.

Tác động của các con đập, cùng với tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng trong khu vực, đã ảnh hưởng lớn đến sông Mekong, nguồn sống của khoảng 60 triệu người, nhất là những người dân ở hạ nguồn tại Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.

Ở khu vực phía đông Thái Lan, đánh bắt cá, nông nghiệp và du lịch đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng, gây lo ngại cho giới chức địa phương.

“Tôi đã thấy sông Mekong trong thời kỳ có nguồn nước dồi dào và hệ sinh thái đa dạng, nhưng giờ nó đã thay đổi”, ông Apichai Ritthigun, một quan chức thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường Thái Lan, cho biết hầu hết những thay đổi đã xảy ra trong 2 năm qua.

Những thay đổi mà ông Apichai đề cập đến là cả chức năng và hình thức trực quan của dòng sông. Sông Mekong thường có màu hoàng thổ đậm, chứa đựng các chất dinh dưỡng phong phú cần thiết cho sự sống trên đường mà nó chảy qua. Trước những bất thường gần đây, cơ quan của ông Apichai đã lần đầu tiên thực hiện các thử nghiệm cụ thể để đo độ đục của dòng sông, nhằm xem xét cơ bản còn lại bao nhiêu chất dinh dưỡng quan trọng tron đó. Tại ba địa điểm khác nhau ở tỉnh Nakhon Phanom, họ đã ghi nhận dòng nước “hầu như không có” phù sa.

“Sông Mekong đang chứng kiến những bất thường về sự dao động của mực nước và phù sa đã trôi đi. Nước sông rất trong và chuyển sang màu xanh lam… Dòng sông thường khô cạn vào thời điểm này hằng năm nhưng, điều tạo nên sự khác biệt là nước rất trong”, ông Apichai cho biết.

Lo ngại "thảm họa"

Sự bất thường của sông Mekong trong thời gian gần đây đã trở thành một điểm thu hút khách du lịch, khi mọi người đổ xô đến để ngắm nhìn vẻ đẹp trong suốt của dòng sông.

Dòng nước trong vắt đã trở thành một điểm hấp dẫn, nhưng với sự dao động mực nước gần đây lên đến 1m chỉ trong 48 giờ, người dân và du khách đến đây cần phải cẩn trọng. Amnart Traijak, một nhà hoạt động và giám sát sông ngòi, tỏ ra cảnh giác về những gì đang chứng kiến.

Mạng lưới tổ chức của anh đang cố gắng đưa ra cảnh báo sớm cho người dân ven sông, thông báo cho cộng đồng khi mực nước thay đổi đột ngột. Ông cho rằng việc xây dựng các con đập trên sông là nguyên nhân chính cho những vấn đề hiện nay.

“Một số người rất vui khi nhìn thấy làn nước trong xanh ở sông Mekong, thay vì phải ra biển. Nhưng đó là một thảm họa đối với sông Mekong”, ông cảnh báo.

Song song đó, những ngư dân vốn đã gắn bó rất lâu với sông Mekong cũng có lý do để lo lắng về sinh kế và tương lai của họ. Những loài cá nhỏ dựa vào phù sa sông để kiếm ăn và nguồn thức ăn đó hiện nay hầu như không còn. Mùa vụ lẫn lộn, cá đẻ trứng không đúng lúc, không đúng chỗ, dẫn đến thiệt hại trong tổng đàn khi nước sông cạn kiệt. Nhiệt độ bề mặt nước tăng lên khi sông cạn càng làm tình trạng biến đổi khí hậu trở nên tồi tệ hơn.

“Chúng tôi nghĩ rằng đây là một vấn đề rất lớn. Điều này nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng tôi. Đó là một vấn đề quốc tế”, ông Tossapol Kaewngam, Giám đốc quản lý nghề cá tại Văn phòng Nghề cá tỉnh Nakhon Phanom nhấn mạnh.

Tác động đến cư dân nhiều nước

Các tác động đối với quần thể cá đang được cảm nhận dọc theo sông Mekong. Tại Biển Hồ của Campuchia - nguồn cá nội địa lớn nhất thế giới - sản lượng khai thác trong năm 2019 đã giảm tới 75%.

Trong khi đó, tổng lượng phù sa hiện nay đổ vào Đồng bằng sông Cửu Long ở miền Nam Việt Nam - vựa lương thực quan trọng của khu vực, được dự đoán chỉ bằng 1/3 so với cách đây chưa đầy 15 năm. Chất lượng đất ở Nakhon Phanom và nhiều nơi khác dọc bờ sông cũng ngày một thay đổi và xấu đi. Các bờ biển đang thiếu phù sa, và hệ quả là, nông nghiệp ở các vùng đất này phải đối mặt với nhiều khó khăn. Ngoài ra, các khu vực hai bên bờ sông Mekong từng rất mát mẻ trước đây giờ cũng chứng kiến mức nhiệt nóng hơn bao giờ hết.

“Những bất thường này thật đáng sợ. Tôi nghĩ nếu tình trạng này cứ tiếp diễn như vậy, chúng tôi sẽ phải vật lộn để sinh tồn và nuôi sống bản thân”, một cư dân sống bên bờ sông Mekong lo lắng.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ CNA)

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kết nối hệ sinh thái doanh nghiệp khởi nghiệp
Kết nối hệ sinh thái doanh nghiệp khởi nghiệp

Chiều 13/1, Trung tâm Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo thuộc Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức hội thảo “Kết nối hệ sinh thái doanh nghiệp khởi nghiệp” và ra mắt hai câu lạc bộ: Khởi nghiệp sáng tạo và Cố vấn khởi nghiệp.

Xây dựng hệ sinh thái cộng đồng tình nguyện
Xây dựng hệ sinh thái cộng đồng tình nguyện.

Kết nối các câu lạc bộ (CLB), đội, nhóm tình nguyện trở thành một cộng đồng vững chắc, hoạt động trên nguyên tắc chia sẻ thông tin và hỗ trợ lẫn nhau là mục tiêu chính quyền TP. Huế hướng đến trong thời gian tới.

Xây dựng hệ sinh thái “Cộng đồng tình nguyện”
Xây dựng hệ sinh thái “Cộng đồng tình nguyện”

Chiều 5/12, TP. Huế tổ chức gặp mặt kỷ niệm hưởng ứng Ngày Tình nguyện viên Quốc tế năm 2022. Tham dự, có hơn 200 gương mặt đại diện các hội, CLB, đội, nhóm, cá nhân tình nguyện trên địa bàn thành phố.