Thứ Hai, 05/11/2018 09:16

Ấn Độ sẽ nhận lại người di cư bất hợp pháp đến Anh để đổi lấy thị thực cho lao động trẻ

Reuters dẫn lời một quan chức Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết, Anh và Ấn Độ hôm qua (4/5) đã ký một hiệp định về di cư, khi 2 nước đang tìm cách làm sâu sắc thêm các mối quan hệ kinh tế, văn hóa và các mối quan hệ khác sau khi Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU).

Ngoại trưởng G7 họp mặt tại London chuẩn bị hội nghị thượng đỉnhẤn Độ: Thủ tướng Modi dùng vaccine COVID-19 nội địa, thúc đẩy chiến dịch tiêm chủng quốc gia

Ông Boris Johnson lúc còn là Ngoại trưởng Anh trong một cuộc gặp với Thủ tướng Ấn Độ năm 2017. Ảnh: AFP/TTXVN

Phát biểu trong cuộc họp báo, ông Sandeep Chakravorty nói rằng hiệp ước sẽ mang đến cơ hội việc làm cho 3.000 chuyên gia trẻ Ấn Độ hàng năm, đổi lại Ấn Độ đồng ý sẽ nhận lại bất kỳ công dân nào đang sinh sống bất hợp pháp tại Anh.

Hiệp ước di cư được đưa ra sau khi hai nước công bố kế hoạch đầu tư trị giá 1 tỷ bảng Anh (1,39 tỷ USD) vào khu vực tư nhân. Các cuộc đàm phán về một thỏa thuận thương mại đầy đủ sẽ bắt đầu vào mùa thu tới.

“Nhiệm vụ của chúng tôi là sẽ nhận lại những công dân Ấn Độ không có giấy tờ tùy thân, hoặc đang gặp nạn ở nước ngoài và không được cấp quốc tịch hoặc giấy phép cư trú”, ông Chakravorty khẳng định.

Bộ Nội vụ Anh cho biết trong một tuyên bố rằng thỏa thuận này nhằm thu hút "những người tốt nhất và sáng giá nhất, và hỗ trợ những người đến Vương quốc Anh thông qua các con đường hợp pháp, đồng thời ngăn chặn việc lạm dụng hệ thống và đẩy nhanh việc loại bỏ những người không có quyền lợi gì ở Anh".

Di cư từ lâu đã trở thành một vấn đề gây căng thẳng giữa hai quốc gia, khi một đề xuất tương tự đã sụp đổ vào năm 2018 do những bất đồng không thể giải quyết được. Vào thời điểm đó, London tuyên bố có khoảng 100.000 người Ấn Độ đang sinh sống bất hợp pháp ở Anh, trong khi New Delhi phản đối con số này.

Mỗi năm có hàng chục nghìn sinh viên Ấn Độ học tập tại Vương quốc Anh, và New Delhi thường phàn nàn về việc thiếu cơ hội việc làm cho những nguời này khi họ hoàn thành chương trình học.

Cũng trong hôm qua, Thủ tướng Anh Boris Johnson và người đồng cấp Ấn Độ Narendra Modi đã có cuộc điện đàm với nỗ lực làm sâu sắc hơn mối quan hệ hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực như giáo dục, y tế, khoa học và quốc phòng.

Trong cuộc điện đàm thay thế cho chuyến thăm trực tiếp Ấn Độ vốn đã được lên kế hoạch của Thủ tướng Johnson, hai nhà lãnh đạo đã nhất trí với “Lộ trình 2030” trong đó chú trọng việc làm sâu sắc hơn mối quan hệ hai nước, nhất là thông qua sự hợp tác giữa các trường đại học về các lĩnh vực nghiên cứu.

“Các thỏa thuận mà chúng tôi đạt được hôm nay đánh dấu sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới trong mối quan hệ giữa Anh và Ấn Độ”, Thủ tướng Johnson nhấn mạnh.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Reuters)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đồng loạt thực hiện chống khai thác hải sản bất hợp pháp
Đồng loạt thực hiện chống khai thác hải sản bất hợp pháp

Sau hơn 5 năm thực hiện các giải pháp chống khai thác bất hợp pháp, 28 tỉnh ven biển trong cả nước vẫn tiếp tục tuyên truyền cho ngư dân nâng cao nhận thức trong khai thác hải sản tuân thủ quy định pháp luật. Bằng sự đồng lòng của các cơ quan, đơn vị, cùng với lực lượng biên phòng, nghề cá đã đồng loạt thực hiện chống khái thác bất hợp pháp, không theo quy định trong năm 2023.

Hội nghị các Bộ trưởng Tài chính G20 tập trung bàn về vấn đề nợ và tiền điện tử
Hội nghị các Bộ trưởng Tài chính G20 tập trung bàn về vấn đề nợ và tiền điện tử

Các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) sẽ nhóm họp tại Ấn Độ vào tuần tới để thảo luận về vấn đề nợ đang gia tăng giữa các nước đang phát triển, quy định về tiền điện tử và nỗi lo suy thoái toàn cầu.

Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng
Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng

Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai thế giới, có thể sẽ phải chứng kiến nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan hơn, bao gồm các đợt sóng nhiệt khắc nghiệt, lũ lụt lớn và tình trạng hạn hán nghiêm trọng, đặt ra những thách thức đối với an ninh lương thực và an ninh năng lượng của quốc gia này.