Thứ Sáu, 05/01/2018 09:38

Nước Mỹ và Mỹ Latin vẫn là tâm dịch

Theo số liệu cập nhật trên trang Worldometers tính đến 6h sáng ngày 5/7, tổng số ca mắc Covid-19 trên toàn thế giới là 11.364.440trường hợp, trong đó 532.687 trường hợp tử vong. Số ca mắc bệnh đã phục hồi là 6.427.933 trường hợp. Dịch bệnh đã ảnh hưởng tới 213 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Vừa từ chức, cựu thủ tướng Pháp đối mặt nguy cơ ngồi tù vì dịch Covid-197 bang của Mỹ tăng số ca COVID-19 kỷ lục trước lễ Quốc khánhWHO kêu gọi các nước 'thức tỉnh', COVID-19 sẽ không 'biến mất kỳ diệu'Anh xoá bỏ quy định tự cách ly đối với du khách từ hơn 50 quốc giaĐức: Doanh số bán xe ô tô giảm 40%, thấp nhất kể từ năm 1989

Các tiểu thương chợ Ciudad de Dios, thủ đô Lima (Peru) chờ xét nghiệm Covid-19 ngày 11/5. Ảnh: Getty

Ổ dịch lớn nhất thế giới, Mỹ, ghi nhận thêm 43.201 ca mắc và 238 ca tử vong, nâng tổng số ca mắc Covid-19 tại nước này lên 2.924.168 trường hợp và tổng số ca tử vong vì dịch bệnh này là 132.302 trường hợp.

Brazil là nước bị ảnh hưởng nặng nhất bởi Covid-19 ở Nam Bán cầu, và là ổ dịch lớn thứ 2 trên thế giới. Quốc gia Nam Mỹ này ghi nhận thêm 33.663 ca mắc và 1.011 ca tử vong, nâng tổng số lên 1.577.004 ca bệnh và 64.265  ca tử vong.

Nga ghi nhận thêm 6.632 ca mắc và 168 ca tử vong do Covid-19. Tổng số ca mắc bệnh tại Nga hiện tại là 674.515 trường hợp, trong đó 10.027 trường hợp tử vong.

Ổ dịch lớn nhất châu Á, Ấn Độ, ghi nhận thêm 24.015 ca mắc và 610 ca tử vong. Tổng số ca mắc Covid-19 của Ấn Độ là 673.904, trong đó có 19.279 ca tử vong.

Ấn Độ đã bước vào mùa mưa và tình trạng mưa lũ vào thời điểm này sẽ cản trở các nỗ lực phòng chống dịch. Những tuần gần đây, Ấn Độ đã nới lỏng lệnh phong tỏa và tái khởi động các hoạt động kinh tế sau hơn 3 tháng áp dụng các lệnh hạn chế rất hà khắc. Các chuyên gia dịch tễ cảnh báo, vài tuần, thậm chí vài tháng nữa, Ấn Độ mới trải qua đỉnh dịch và điều đó đồng nghĩa với việc hệ thống y tế vốn đã quá tải sẽ tiếp tục phải căng mình chống chọi với dịch bệnh.

Peru đã vượt Tây Ban Nha, trở thành nước có số ca mắc Covid-19 nhiều thứ 5 thế giới sau khi ghi nhận thêm 3.481 ca mới và 186 ca tử vong. Tổng số ca mắc Covid-19 tại Peru hiện tại là 299.080, trong đó có 10.412 ca tử vong.

Tổng số ca mắc Covid-19 tại Tây Ban Nha hiện tại là 297.625 trong đó có 28.385 ca tử vong.

Vùng Catalonia, đông bắc Tây Ban Nha, áp đặt lệnh phong tỏa với hơn 200.000 người từ 4/7, sau khi phát hiện một số cụm dịch mới. Cơ quan y tế địa phương cho biết tính đến ngày 3/7, thành phố Lleida thuộc vùng Segria đã ghi nhận 3.706 ca nhiễm, tăng 155 người so với ngày trước đó.

Cư dân Segria không được phép rời khỏi khu vực từ 12h trưa 4/7, nhưng không bị bắt buộc ở nhà như khi Tây Ban Nha áp lệnh phong tỏa nghiêm ngặt trên toàn quốc hồi tháng 3. Việc đi lại do yêu cầu công việc vẫn được chấp nhận, nhưng người lao động ra vào khu vực Segria sẽ phải xuất trình giấy chứng nhận của cấp trên từ ngày 7/7.

Chile là quốc gia Nam Mỹ thứ 3 nằm trong số 10 nước bị ảnh hưởng nặng nhất bởi dịch Covid-19. Nước này ghi nhận 3.758 ca mới và 141 ca tử vong trong ngày 4/7. Tổng số ca bệnh tại Chile hiện tại là 282.043, trong đó có 6.192 ca tử vong.

Anh ghi nhận thêm 624 ca mắc và 67 ca tử vong do Covid-19 trong ngày 4/7. Như vậy, tổng số ca mắc Covid-19 tại nước này hiện tại là 284.900 trường hợp, trong đó có 44.198 ca tử vong. Anh vẫn là nước có số ca tử vong vì Covid-19 nhiều nhất châu Âu.

Anh đang trong quá trình đàm phán để tham gia kế hoạch của Liên minh châu Âu (EU) về đảm bảo nguồn cung ứng vaccine ngừa Covid-19 một khi vaccine được bào chế thành công. Đây cũng là phép thử cho sự hợp tác của EU trong việc giải quyết các vấn đề khẩn cấp quốc tế thời kỳ hậu Brexit  (Anh rời EU).

Các quan chức EU cho biết khối này sẽ sử dụng quỹ khẩn cấp 2,4 tỷ euro để thúc đẩy việc mua trước các loại vaccine được hy vọng sẽ phòng ngừa Covid-19.

Italy ghi nhận thêm 235 ca mắc mới và 21 ca tử vong. Tổng số ca mắc bệnh tại Italy hiện tại là 241.419, trong đó có 34.854 ca tử vong.

Tổng số ca mắc Covid-19 tại Iran, ổ dịch lớn nhất Trung Đông, hiện tại là 237.878 sau khi ghi nhận thêm 2.449 trường hợp. Tống số ca tử vong do dịch bệnh này tại Iran là 11.408 trường hợp.

Thổ Nhĩ Kỳ ghi nhận thêm 2.449 ca mắc mới và 148 ca tử vong do Covid-19 trong ngày 4/7. Tổng số ca mắc tại Thổ Nhĩ Kỳ hiện tại là 204.610 trường hợp, trong đó có 5.206 ca tử vong.

Đức ghi nhận thêm  418 ca mắc mới và 8 ca tử vong trong ngày 4/7. Tổng số ca mắc Covid-19 tại nước này hiện tại là 197.418 trong đó có 9.081 ca tử vong.

Nam Phi ngày 4/7 ghi nhận số ca mắc Covid-19 tăng đột biến với 10.853 ca mới và 74 ca tử vong. Tổng số ca mắc Covid-19 tại quốc gia châu Phi này hiện tại là 187.977, trong đó có 3.026 ca tử vong.

Tổng số ca mắc Covid-19 tại Trung Quốc đại lục tính đến sáng 4/7 là 83.545 trường hợp, trong đó có 4.634 ca tử vong.

Ổ dịch lớn nhất Đông Nam Á, Indonesia, ghi nhận 62.142 ca mắc và 3.089 ca tử vong do Covid-19. Các con số này ở Singapore là 44.664 và 26, ở Philippines là 41.830 và 1.494, ở Malaysia là 8.658 và 121.

Theo VOV

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng là quá lớn, gây áp lực đáng kể lên lực lượng cứu hộ ở hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, đồng thời làm cạn kiệt các nguồn lực quan trọng cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023
6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023

Đại dịch COVID-19 đang diễn ra, những cú sốc địa chính trị và lạm phát kéo dài dự kiến sẽ tiếp tục là những rủi ro chính trong năm 2023. Tuy nhiên, châu Á có thể sẽ là một điểm sáng trong bối cảnh những cơn gió ngược ngày càng gia tăng, khi khả năng phục hồi của khu vực một lần nữa được thể hiện.

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine
Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine

Tính từ năm 2015, Nông dân chăn nuôi vịt người Pháp Herve Dupouy đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Dù vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại của ông, người nông dân Pháp Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.