Thứ Ba, 03/12/2019 18:27

Ô nhiễm tiếng ồn, vấn đề của toàn nhân loại

Tiếng ồn của giao thông đường bộ, của xe lửa, tiếng “gầm rú” của máy bay và cả sự ồn ào, náo nhiệt của các quán bar – gọi chung là “ô nhiễm tiếng ồn” là một vấn đề đang ngày càng gây hại cho sức khỏe con người và phá vỡ hệ sinh thái.

Sức khỏe của 1/5 dân số châu Âu bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm tiếng ồnTiếng ồn do con người tạo ra là một “nguồn gây ô nhiễm toàn cầu”Việt Nam ủng hộ HĐBA có tiếng nói thống nhất vấn đề Israel-PalestineÔ nhiễm là nguyên nhân dẫn đến 1/6 số ca tử vong trên toàn cầuBrunei tăng cường theo dõi bệnh viêm gan cấp tính chưa rõ nguyên nhân

Giải quyết ô nhiễm tiếng ồn là tăng cường chất lượng cuộc sống cho con người. Ảnh minh họa: VTV.vn

Một số người chia sẻ, nhạc xập xình từ một bữa tiệc kéo dài đến tờ mờ sáng có thể biến đêm thành ngày đối với một số người không liên quan.

Trên một ngưỡng nhất định, không ai có thể chịu được và khiến nhiều người trở nên căng thẳng thần kinh.

Thế giới đang ngày càng ồn ào

Theo các chuyên gia, thế giới đang dần trở nên ngày càng ồn ào và sự gia tăng về ô nhiễm tiếng ồn đã và đang làm tổn thương con người, động vật, thậm chí là thực vật. Đó là một xu hướng có thể nhìn nhận được khi tồn tại ở khắp mọi nơi, từ thành phố xa hoa đến các vùng sâu vùng xa.

Chỉ riêng châu Âu, cứ 5 người sẽ có hơn 1,5 người tiếp xúc với tiếng ồn trên đường đến mức đủ để khiến sức khỏe của họ bị tổn hại. Ô nhiễm tiếng ồn quá mức có thể dẫn đến các bệnh về chuyển hóa, huyết áp cao, tiểu đường và thậm chí là đau tim. Khoảng 48.000 trường hợp mắc bệnh tim và 12.000 ca tử vong sớm ghi nhận mỗi năm là do tiếp xúc với mức độ tiếng ồn quá cao.

Tiếng ồn lớn có thể được nhìn thấy ở các thành phố lớn, như từ London (Anh) đến Dhaka (Bangladesh), Algiers (Algeria), Barcelona (Tây Ban Nha) hoặc Berlin (Đức). Đơn cử, ở New York (Mỹ), 90% người sử dụng phương tiện giao thông công cộng phải chịu mức độ tiếng ồn vượt quá giới hạn an toàn một cách đáng kể và có thể dẫn đến tổn thương thính giác không thể phục hồi.

Trên khắp thế giới, những người nghèo hơn có xu hướng sống gần hơn với các nhà máy, khu công nghiệp, bãi rác hoặc các trục giao thông chính. Điều này khiến họ tiếp xúc nhiều hơn với tiếng ồn, trong khi những người có thu nhập và mức sống cao hơn thường sẽ sống tại những nơi có chất lượng tiếng ồn đảm bảo hơn dù trong cùng một thành phố.

Thomas Myck, chuyên gia về tiếng ồn tại Cục Môi trường Liên bang Đức (UBA) cho biết: “Nếu một căn hộ hoặc một ngôi nhà nằm trên con đường chính, số tiền thuê sẽ rẻ hơn. Điều này có nghĩa những người ít khá giả thường sống trên những con đường ồn ào hơn”.

Theo một báo cáo của Chương trình Phát triển Liên Hiệp quốc (UNDP), sự bất công này thường “chạy dọc” theo các nhóm dân tộc.

Động vật thay đổi hành vi

Thêm vào đó, con người không phải là đối tượng duy nhất chịu ảnh hưởng bởi ô nhiễm tiếng ồn. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, tất cả các loài động vật đều thay đổi hành vi để đáp ứng với vấn đề về tiếng ồn này.

Điều này được thể hiện rõ nhất khi chim trong thành phố thường hót to hơn. Chim sẻ tại các thành phố ở châu Âu, Nhật Bản hoặc Vương quốc Anh hiện hót cao hơn so với những cá thể cùng loài sống trong rừng. Sự thay đổi này cũng được nhìn thấy ở côn trùng, châu chấu và ếch sống gần các làn đường ôtô chạy.

Chuyên gia Thomas Myck thông tin, ô nhiễm tiếng ồn làm xáo trộn quá trình giao phối, nuôi dưỡng con non và vị trí của con mồi. “Toàn bộ môi trường sống của các loài động vật đều bị ảnh hưởng tiêu cực bởi tiếng ồn”.

Trong những năm gần đây, hơn một nửa số công viên tại Mỹ ghi nhận mức độ ô nhiễm tiếng ồn tăng gấp đôi. Điều này cũng gây hại cho đời sống thực vật khi các giống chim di cư bị đẩy đi xa hơn và ngăn cản chúng phân phối hạt giống ở những khu vực chúng thường sinh sống.

Cách giải quyết là gì

Theo một báo cáo của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), nhiều cây cối, bụi rậm được trồng lên ở các thành phố có thể hỗ trợ giải quyết vấn đề này. Trong đó, chúng có chức năng phân tán và giảm tiếng ồn, đồng thời góp phần tạo nên cảnh quan thành phố và khí hậu tốt hơn.

Trong một ý kiến khác, chuyên gia Thomas Myck cho biết, sẽ hiệu quả hơn nếu giảm mật độ giao thông của thành phố nhiều nhất có thể, cùng lúc đặt giới hạn tốc độ ở mức 30km/h ở nhiều tuyến đường, thúc đẩy giao thông công cộng phát triển và mở rộng nhiều khu vực hạn chế giao thông, xây dựng nhiều tuyến đường đạp xe và đẩy mạnh sử dụng phương tiện chạy bằng điện.

Tại Pháp, các nhà chức trách đang thử nghiệm một camera bắn tốc độ “tiếng ồn”. Thiết bị được thiết kế để phát hiện phương tiện có tiềng ồn “trái phép”... Với nhiều cách thức và biện pháp khác nhau, những nỗ lực giảm ô nhiễm tiếng ồn có thể giúp ích cho khí hậu đô thị, động vật hoang dã và tăng cường chất lượng cuộc sống cho người dân. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, mọi người thường ít căng thẳng hơn khi nghe những âm thanh tự nhiên như chim hót, lá cây xào xạc khi gió thổi, tiếng nước....

Đan Lê (Lược dịch từ Khmer Times)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng là quá lớn, gây áp lực đáng kể lên lực lượng cứu hộ ở hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, đồng thời làm cạn kiệt các nguồn lực quan trọng cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023
6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023

Đại dịch COVID-19 đang diễn ra, những cú sốc địa chính trị và lạm phát kéo dài dự kiến sẽ tiếp tục là những rủi ro chính trong năm 2023. Tuy nhiên, châu Á có thể sẽ là một điểm sáng trong bối cảnh những cơn gió ngược ngày càng gia tăng, khi khả năng phục hồi của khu vực một lần nữa được thể hiện.

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine
Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine

Tính từ năm 2015, Nông dân chăn nuôi vịt người Pháp Herve Dupouy đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Dù vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại của ông, người nông dân Pháp Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.