Thứ Năm, 23/08/2018 16:16

OECD: Hàn Quốc đứng thứ 3 về tăng trưởng kinh tế trong năm 2020

Theo dữ liệu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), mặc dù nền kinh tế Hàn Quốc chứng kiến mức tăng trưởng tiêu cực vào năm 2020, trong bối cảnh đại dịch kéo dài, nhưng nước này vẫn đứng thứ 3 về tốc độ tăng trưởng kinh tế trong số các nền kinh tế lớn.

OECD: Kinh tế Hàn Quốc đang mất đà tăng trưởngOECD: Tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể đạt đỉnhOECD cảnh báo nguy cơ chiến tranh thương mại đối với tăng trưởng toàn cầuOECD: Căng thẳng thương mại che mờ triển vọng tăng trưởng toàn cầuOECD cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc 2016

OECD: Hàn Quốc đứng thứ 3 về tăng trưởng kinh tế trong năm 2020. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Cụ thể, so với 1 năm trước đó, nền kinh tế Hàn Quốc giảm tăng trưởng 1% vào năm 2020. Đây là mức tăng trưởng hằng năm theo ước tính là tồi tệ nhất kể từ năm 1998, khi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) giảm 5,1% sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. Tuy nhiên, con số mới nhất đánh dấu rằng Hàn Quốc vẫn có mức tăng trưởng kinh tế cao thứ 3 trong số 15 nền kinh tế lớn, Tổ chức OECD cho hay.

Trung Quốc đứng đầu danh sách về tốc độ tăng trưởng kinh tế khi nước này tăng trưởng 2,3%, theo sau đó là Na Uy với mức tăng trưởng -0,8%.

Được biết, OECD đã đưa ra dự báo tăng trưởng hằng năm cho 15 quốc gia thành viên, trong đó bao gồm cả 3 quốc gia không thuộc OECD là Trung Quốc, Indonesia và Saudi Arabia.

Hàn Quốc – nền kinh tế lớn thứ tư châu Á đã vượt trội hơn một số quốc gia bao gồm Indonesia, Thụy Điển, Mỹ và Nhật Bản, Đức, Anh, Tây Ban Nha - các quốc gia chứng kiến nền kinh tế của họ thu hẹp từ 2,1% - 11%. Đây là kết quả có được bởi Hàn Quốc phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu và được thúc đẩy bởi các chuyến hàng xuất đi các nước lớn. Hàn Quốc có hoạt động kinh tế tốt hơn các nước thành viên OECD khác phụ thuộc vào dịch vụ và du lịch – những lĩnh vực đã bị giáng một đòn nặng nề trong thời kỳ đại dịch hoành hành.

Đối với Hàn Quốc, do nhu cầu toàn cầu về chất bán dẫn và ôtô tăng cao, xuất khẩu của nước này vốn giảm hơn 20% trong tháng 4 và tháng 5 năm 2020, nhưng đến tháng 12 lại tăng 12,6% - mức tăng trưởng mạnh nhất kể từ tháng 10/2018.

Các nhà quan sát thị trường cho biết, các biện pháp tài khóa mở rộng được triển khai bởi chính quyền Tổng thống Moon Jae-in nhằm hỗ trợ các gia đình và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch một phần cũng ngăn chặn đà giảm tăng trưởng của đất nước.

Kể từ năm 2020, chính phủ Hàn Quốc đã phát động 3 đợt phân phối tiền mặt cứu trợ với tổng trị giá 31,4 nghìn tỷ Won (28 tỷ USD). Bộ Kinh tế và Tài chính Hàn Quốc dự kiến sẽ trình Quốc hội nước này kế hoạch bổ sung ngân sách đầu tiên của năm nay vào đầu tuần tới về việc cung cấp các khoản viện trợ không hoàn lại thư tư.

Đan Lê (Lược dịch từ Korea Herald)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tránh chồng chéo về quản lý khi xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu
Tránh chồng chéo về quản lý khi xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu

Phản hồi đề nghị của Bộ Tài chính về việc góp ý dự thảo Thông tư quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, nhiều điều khoản và quy định theo văn bản pháp luật cần sự điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế.