Thứ Tư, 17/07/2019 07:09

Pháp thông qua thẻ vaccine COVID-19

Ngày 16/1, Quốc hội Pháp đã thông qua các biện pháp mới nhất của chính phủ nhằm đối phó với đại dịch COVID-19, trong đó bao gồm cả việc thông qua thẻ vaccine - biện pháp vốn đã và đang nhận được nhiều lời tranh cãi từ những người phản đối.

WHO và UNICEF: Các trường học ở châu Âu phải mở cửa trở lạiPhương pháp “Zero COVID” ở châu Á - Thái Bình Dương có thể khiến khu vực gặp nhiều thử tháchChia sẻ vaccine là giải pháp tự vệ trước đại dịch COVID-19Mỹ, Pháp, Nhật gồng mình chống dịch, Anh bắt đầu kế hoạch mở cửa kinh tếPháp bước vào đợt dịch thứ ba

Pháp đang triển khai mọi cách để đối phó với đợt dịch COVID-19 thứ 5. Ảnh minh họa: THX/TTXVN/Vietnam+

Theo đó, các nhà lập pháp tại Hạ viện đã bỏ 215 phiếu ủng hộ, lớn hơn nhiều so với 58 phiếu phản đối, mở đường cho luật mới có thể có hiệu lực trong những ngày tới.

Luật mới sẽ yêu cầu mọi người phải có giấy chứng nhận tiêm chủng mới được vào các địa điểm công cộng như nhà hàng, quán cà phê, rạp chiếu phim và sử dụng các chuyến tàu hỏa đường dài.

Được biết hiện tại, những người chưa được tiêm chủng vẫn có thể đến các điểm đến công cộng này, miễn là họ cung cấp được kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính vẫn còn có hiệu lực. Ngày 15/1, Bộ Y tế Pháp thông tin, gần 78% người dân Pháp đã được tiêm chủng đầy đủ.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, người dự kiến sẽ tham gia bầu cử tổng thống cho nhiệm kỳ thứ hai của nước này vào tháng 4 sắp tới, trả lời phóng viên báo Le Parisien rằng, quy định mới đưa ra sẽ khiến cuộc sống của những người chưa tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 trở nên phức tạp đến mức cuối cùng họ sẽ phải tiêm vaccine.

Hàng ngàn người đã biểu tình chống thẻ vaccine ở Paris và một số thành phố khác của đất nước Pháp. Tuy nhiên, sau phát biểu của Tổng thống Emmanuel Macron, số lượng những người biểu tình đã giảm mạnh so với tuần trước.

Những quy định cứng rắn được đưa ra trong bối cảnh Pháp đang ở trong đợt dịch COVID-19 thứ năm, với số ca nhiễm mới ghi nhận hằng ngày thường xuyên đạt mức kỷ lục hơn 300.000 trường hợp. Song số lượng ca bệnh trở nặng buộc các bệnh nhân phải nhập viện và được chăm sóc trong các phòng chăm sóc tích cực ICU thấp hơn nhiều so với thời điểm của đợt dịch đầu tiên, xảy ra vào tháng 3-4/2020.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Pháp đối mặt với hạn chế nước chưa từng có vì hạn hán
Pháp đối mặt với hạn chế nước chưa từng có vì hạn hán

Bộ trưởng Môi trường Pháp Christophe Bechu cho biết, nước này đang chuẩn bị để bắt đầu từ tháng 3 đưa ra các hạn chế sử dụng nước ở nhiều khu vực, một động thái chưa từng có vào thời điểm này trong năm, sau mùa đông khô hạn nhất trong 64 năm qua.

Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7
Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7

Japantimes dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yoshimasa Hayashi cho biết nước này đã chọn sức khỏe toàn cầu là chương trình nghị sự hàng đầu khi đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới (G7) vào tháng 5 tới, một phần vì việc tiếp cận vaccine công bằng vẫn là một thách thức trên toàn thế giới, ngay cả trong bối cảnh chuyển đổi sang thời kỳ hậu COVID-19 như hiện nay.