Thứ Ba, 13/03/2018 15:24

Quan hệ Nhật - Việt vẫn sẽ sâu sắc hơn sau thời kỳ của Thủ tướng Shinzo Abe

Có thể nói, việc Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bất ngờ từ chức vì lý do sức khỏe đã dẫn đến nhiều câu hỏi chưa được giải đáp về “di sản” mà ông để lại, từ mối quan tâm về việc liệu Nhật Bản có thể quay lại giai đoạn phát triển dưới sự dẫn dắt của thủ tướng, đến lo ngại về tương lai của Liên minh Mỹ - Nhật và tương lai của khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do, cởi mở.

Kỹ thuật số hóa thương mại Nhật Bản và ASEANNhật Bản chính thức nới lỏng nhập cảnh cho Việt Nam và Thái LanHàn Quốc tổ chức hội nghị khu vực về xây dựng hòa bình Liên Hiệp quốcThách thức và cơ hội của Việt Nam trên cương vị Chủ tịch ASEANNhật Bản đánh giá cao vai trò Chủ tịch ASEAN của Việt NamNgoại trưởng Nhật Bản sắp có chuyến công du một tuần tới Đông Nam Á'Việt Nam cần tập trung ưu tiên RCEP trong năm Chủ tịch ASEAN'

Việt Nam, Nhật Bản cam kết nỗ lực nhiều hơn để phát triển quan hệ hợp tác sâu rộng giữa hai nước. Ảnh minh họa: Thống Nhất/TTXVN/Vietnam+

Ở Đông Nam Á, khu vực nằm ở trung tâm của Ấn Độ - Thái Bình Dương, nhiều khả năng những nỗ lực của Thủ tướng Shinzo Abe nhằm mở rộng và tăng cường sự hiện diện của Nhật Bản tại đây sẽ bị bỏ lỡ khá nhiều. 

Đặc biệt, việc Thủ tướng Shinzo Abe từ chức cũng đặt ra dấu hỏi cho tương lai của mối quan hệ giữa hai nước Nhật Bản và Việt Nam, mối quan hệ vốn Việt Nam đã và đang được hưởng lợi từ hoạt động ngoại giao đổi mới của Nhật Bản và hiện Việt Nam vẫn đang có quan hệ đối tác mạnh mẽ với nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới.

Tuy nhiên, có nhiều lý do để tin tưởng rằng những mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản có được sẽ tiếp tục phát triển trên quỹ đạo hiện nay.

Trước tiên, quan hệ đối tác bền chặt giữa Nhật Bản và Việt Nam được củng cố bởi các tính toán về kinh tế. Là một xã hội siêu “già hóa”, với 20% dân số trên 65 tuổi và dân số ngày càng thu hẹp, Nhật Bản gần như đang phải đối mặt với tương lai không chắc chắn. Dân số thu hẹp đồng nghĩa rằng thị trường trong nước nhỏ hơn và lực lượng lao động ngày càng giảm sút. Tình trạng này sẽ gây nên những tác động nghiêm trọng đến tăng trưởng kinh tế dài hạn. Ngược lại, dân số Việt Nam lại tương đối trẻ, điều này không chỉ hứa hẹn nguồn cung lao động dồi dào mà đây còn là thị trường mới đầy tiềm năng cho các sản phẩm và công nghệ Nhật Bản.

Là quốc gia đang phát triển với định hướng trở thành quốc gia công nghiệp hóa, Việt Nam có thể hưởng lợi từ các dòng vốn đầu tư và công nghệ từ Nhật Bản, đặc biệt là trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng quan trọng. Dựa trên những yếu tố này, có thể thấy quan hệ hợp tác bền chặt giữa Nhật Bản và Việt Nam khả năng cao sẽ tiếp tục nhờ vào những đặc điểm bổ sung cho nền kinh tế của cả hai nước.

Ngoài ra, trong khi cả hai bên đều có thể hoàn toàn yên tâm về những hợp tác đã và đang được xây dựng và tiếp tục phát triển từ quá khứ, Nhật Bản và Việt Nam có thể tận dụng sự hợp tác mạnh mẽ của mình để thúc đẩy hội nhập nội khối ASEAN nhiều hơn. Cho dù đó là tăng cường kết nối ASEAN, vốn được coi là một lĩnh vực hợp tác trong tuyên bố chung của hai quốc gia về cam kết làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản, hay tăng cường thương mại nội khối ASEAN thì mức độ hội nhập ASEAN cao hơn cũng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Nhật Bản và góp phần tăng cường vai trò trung tâm của ASEAN.

Nhật Bản đã và đang tạo được dấu ấn nội bật ở Việt Nam cả về hợp tác kinh tế và phát triển cơ sở hạ tầng. Nhiệm vụ của thủ tướng mới sẽ là mở rộng quan hệ hợp tác bền chặt này để phủ rộng nhiều hơn đến các nước ASEAN khác. Nhìn chung, trong bối cảnh đại dịch toàn cầu vẫn đang hoành hành, cũng như sự bất ổn kinh tế và cạnh tranh ngày càng khốc liệt của các siêu cường, vị lãnh đạo tiếp theo của Nhật Bản nên tiếp tục gắn bó và hợp tác nhiều hơn với Việt Nam để tìm ra con đường đúng đắn để hai bên cùng phát triển.

Đan Lê (Lược dịch từ The Diplomat)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt
Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt

Công bố của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) trong năm 2022 cho biết, Việt Nam đứng vị trí số 1 trong danh sách 25 nước có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới. Ngay từ tháng 4/2022, thị trường vận chuyển hàng không nội địa đã ở mức tương đương cùng kỳ năm 2019, với 69 đường bay đã được tái khai thác, mở mới và tăng tần suất. Nhờ vậy, nhu cầu di chuyển trong giai đoạn cao điểm hè, sản lượng khách nội địa đã hồi phục hoàn toàn và tăng trưởng 40 – 42% so với cùng kỳ năm 2019 trong các tháng 6 - 8/2022.

Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội

10 nghị quyết có ý nghĩa quan trọng được HĐND tỉnh thông qua tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ chín nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra sáng 20/2. UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân chủ trì kỳ họp. Tham dự kỳ họp còn có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.

Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững
Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đang thúc đẩy chương trình nghị sự năm 2023, nhằm xây dựng một tương lai kiên cường và bền vững, khi các quan chức đến từ 21 nền kinh tế thành viên nhóm họp tại Hội nghị quan chức cấp cao APEC lần thứ nhất và các cuộc họp liên quan.

Thúc đẩy hợp tác điều trị nhi khoa với các giáo sư Nhật Bản
Thúc đẩy hợp tác điều trị nhi khoa với các giáo sư Nhật Bản

Ngày 16/2, Giáo sư Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế đã tiếp đón đoàn Giáo sư Hiroyuki Shichino đến từ Nhật Bản. Đây là chuyến viếng thăm ở cương vị Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện NCGM của Giáo sư Hiroyuki Shichino trước khi ông nghỉ hưu.