Thứ Hai, 29/07/2019 16:24

RCEP: Chiến thắng cho một khu vực cởi mở

Sau 7 năm đàm phán kéo dài, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) - một Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) lớn trải dài 2 châu lục – cuối cùng đã chính thức có hiệu lực vào ngày đầu tiên của năm mới 1/1/2022.

Trung Quốc, Hàn Quốc cam kết mở cửa rộng hơn theo nội dung hiệp định RCEPHàn Quốc mong muốn tăng cường hợp tác, hy vọng Ấn Độ quay lại tham gia RCEPASEAN, Australia cùng quan hệ đối tác chiến lược toàn diệnCác thương vụ tăng cao trong tuần đầu tiên thực thi hiệp định RCEPRCEP sẽ thúc đẩy phát triển thương mại

Hiệp định RCEP mang lại nhiều lợi ích cho các nước thành viên tham gia nói riêng và khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung. Ảnh minh họa: Thuvienphapluat.vn

Hiệp định bao phủ 15 nền kinh tế thành viên với tổng cộng 3,5 tỷ dân, GDP đạt 23 nghìn tỷ USD. RCEP chiếm 32,2% nền kinh tế toàn cầu, 29,1% tổng thương mại toàn cầu và 32,5% đầu tư toàn cầu.

Hiệp định RCEP là chiến thắng cho chủ nghĩa khu vực cởi mở. Trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ và chủ nghĩa đơn phương đang gia tăng trên toàn cầu, cộng thêm các hạn chế thương mại do một số quốc gia đang áp dụng, RCEP, với mục tiêu chính là xóa bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan, đồng thời thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại, đầu tư và tự do hóa đã tạo động lực mới cho tiến trình hợp tác cởi mở và toàn diện, cũng như hồi sinh chủ nghĩa đa phương và thương mại tự do trên toàn cầu.

Là một hiệp định thương mại khu vực bao gồm các nền kinh tế lớn ở châu Á – Thái Bình Dương, RCEP, cùng với mạng lưới thương mại Bắc Mỹ và châu Âu đã tạo thành “bộ ba” thương mại. Trong 5 năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình của các thành viên RCEP đạt 5,2%, không chỉ vượt qua tốc độ tăng trưởng của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) (2,2%), Liên minh châu Âu (EU) (2,3%), Hiệp định Thương mại Mỹ - Mexico – Canada (USMCA) (2,4%), mà còn vượt trên cả tốc độ tăng trưởng trung bình của kinh tế toàn cầu là 3,4%, khiến khu vực RCEP trở thành khu vực phát triển nhanh nhất và có triển vọng nhất trên thế giới.

Về thương mại hàng hóa, giảm thuế cho phép cắt giảm đáng kể hàng rào thuế quan giữa các bên tham gia RCEP. Với việc hiệp định RCEP có hiệu lực, khu vực sẽ đạt được nhiều ưu đãi về thuế quan đối với thương mại hàng hóa dưới nhiều hình thức khác nhau, bao gồm ngay lập tức giảm thuế hàng hóa về 0, giảm thuế chuyển tiếp, giảm thuế một phần và các sản phẩm ngoại lệ. Nhìn chung, hơn 90% thương mại hàng hóa được bảo hộ sẽ được miễn thuế.

Đặc biệt, việc thực hiện quy tắc tích lũy xuất xứ, một trong những điểm nổi bật của RCEP, có nghĩa miễn là đáp ứng các tiêu chí tích lũy sau khi thay đổi phân loại thuế đã được phê duyệt, chúng có thể được tích lũy và điều này sẽ củng cố thêm chuỗi công nghiệp, chuỗi giá trị trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế ở đây.

Về thương mại dịch vụ, RCEP phản ánh chiến lược mở cửa trở lại dần dần. Ngoài ra, RCEP cũng bao hàm nhiều lĩnh vực khác như tài chính và viễn thông – những lĩnh vực tự do hóa hơn nữa, giúp cải thiện đáng kể tính minh bạch và nhất quán của các quy định giữa các thành viên, từ đó dẫn đến khả năng tiếp tục cải thiện thể chế trong hội nhập kinh tế ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Nhìn chung, so với các FTA trước đây, RCEP đã thúc đẩy nâng cao giá trị của các hiệp định thương mại tự do trong khu vực châu Á, đồng thời mức độ cởi mở dựa trên những gì được hỗ trợ bởi RCEP cũng cao hơn đáng kể so với các FTA+1. Ngoài ra, RCEP cũng sẽ giúp thúc đẩy các quy tắc nhất quán trong một vài thị trường tương đối hội nhập, không chỉ dưới hình thức tiếp cận thị trường thoải mái hơn, cùng với đó là hạ thấp các hàng rào phi thuế quan, mà còn về các thủ tục hải quan tổng thể và tạo thuận lợi cho thương mại.

Tuy nhiên, RCEP vẫn cần phải tìm cách nâng cấp hơn nữa các tiêu chuẩn của mình. So với CPTPP và xu hướng phổ biến của các quy tắc thương mại toàn cầu mới, RCEP được cho là tập trung nhiều hơn vào việc cắt giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan, thay vì các vấn đề mới nổi như sở hữu trí tuệ. Do đó, để thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực lên cấp độ cao hơn, RCEP phải tổ chức các cuộc đàm phán nâng cấp về các vấn đề mới nổi như mua sắm chính phủ hay còn gọi là mua sắm công, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, tính trung lập trong cạnh tranh và thương mại điện tử.

Đan Lê (Lược dịch từ Khmer Times)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Philippines phê chuẩn hiệp định RCEP
Philippines phê chuẩn hiệp định RCEP

Tối 21/2, Philippines vừa chính thức phê chuẩn Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), với hy vọng hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới này có thể giúp Philippines thu hút việc làm tốt hơn, cùng với đó là cung cấp hàng hóa rẻ hơn trong bối cảnh lạm phát cao kỷ lục.

Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” là thắng lợi của đường lối chiến tranh nhân dân
Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” là thắng lợi của đường lối chiến tranh nhân dân

Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” được đánh giá là một trong 10 chiến thắng vĩ đại nhất lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, là sự tiếp nối truyền thống anh hùng, bất khuất của dân tộc, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ.

Tấm huy chương đồng có ánh vàng của Croatia
Tấm huy chương đồng có ánh vàng của Croatia

Dẫu không thể bảo vệ chức á quân World Cup, nhưng việc cống hiến một trận cầu hấp dẫn và giành chiến thắng trước Maroc vào tối qua (17/12) thì thầy trò huấn luyện viên Zlatko Dalic có thể ngẩng cao đầu rời Qatar. Nói như cách của ông thầy tuyển Croatia thì: “Tấm huy chương này bằng đồng nhưng có ánh vàng”.