Thứ Tư, 30/05/2018 14:54

Sản lượng nhà máy Nhật Bản tăng tháng thứ 5 liên tiếp

Sản lượng công nghiệp của Nhật Bản tăng tháng thứ 5 liên tiếp trong tháng 10, được thúc đẩy bởi hoạt động sản xuất máy móc và ô tô mạnh hơn. Điều này cho thấy, nền kinh tế đang phục hồi hơn nữa sau thiệt hại do cuộc khủng hoảng COVID-19 gây ra.

Thái Lan: Dự báo xuất khẩu gạo xuống mức thấp nhất trong 20 nămCác nhà sản xuất ô tô ASEAN cắt giảm dự báo sản lượng năm 2020Nhật Bản “báo động tối đa” khi số ca nhiễm COVID-19 cao kỷ lục

Công nhân làm việc trong một nhà máy sản xuất ô tô ở tỉnh Aichi, Nhật Bản. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Trong quý III, nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới đã phục hồi mạnh mẽ từ sự sụt giảm do đại dịch COVID-19 gây ra, nhờ vào sức tăng kỷ lục trong tiêu dùng tư nhân và nhu cầu ở nước ngoài mạnh mẽ hơn, thúc đẩy xuất khẩu và sản lượng.

Dữ liệu chính thức được công bố ngày hôm nay (30/11) chỉ ra, sản lượng nhà máy của Nhật Bản trong tháng 10 đã tăng 3,8% so với tháng trước đó, chủ yếu nhờ vào sức mạnh trong hoạt động sản xuất máy móc nói chung và sản xuất xe ô tô.

Mức tăng vững chắc này đã vượt qua dự báo thị trường trung bình ở mức tăng 2,1% trong một cuộc thăm dò ý kiến ​​của các nhà kinh tế do Hãng Thông tấn Reuters thực hiện; đồng thời, phù hợp với mức tăng trưởng 3,9% của tháng trước đó.

Ngoài ra, các nhà sản xuất được Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) khảo sát cho biết, họ dự báo ​​sản lượng sẽ tăng thêm 2,7% trong tháng 11, và giảm 2,4% vào tháng 12. Trong khi đó, Chính phủ Nhật Bản vẫn giữ nguyên đánh giá về sản lượng công nghiệp, khẳng định sản lượng đang tăng lên.

Một số liệu khác cho thấy, doanh số bán lẻ đã đạt mức tăng đầu tiên trong 8 tháng vào tháng 10 so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi người tiêu dùng cắt giảm mạnh chi tiêu trong tháng 10/2019, sau đợt tăng thuế bán hàng diễn ra vào thời điểm đó. Cụ thể, doanh số bán lẻ trong tháng 10 đã tăng 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái, phù hợp với mức tăng 6,4% mà các nhà kinh tế dự báo ​​trong một cuộc thăm dò của Reuters, và tăng trở lại từ mức giảm 8,7% trong tháng trước đó.

Tuy nhiên, một số nhà phân tích lo ngại rằng, sự phục hồi kinh tế sẽ mất đi động lực, trong bối cảnh sự bùng phát trở lại của các ca nhiễm COVID-19 trong và ngoài nước được dự báo ​​sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu, bởi hoạt động của doanh nghiệp và người tiêu dùng chậm lại.

Trước đó vào đầu tháng này, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga đã chỉ đạo Nội các của ông biên soạn một gói các biện pháp kích thích nhằm tăng tốc độ phục hồi kinh tế của đất nước. Gói biện pháp kích thích được dự kiến ​​sẽ hướng tới những thay đổi về cấu trúc, hỗ trợ đầu tư môi trường và thúc đẩy năng suất thông qua số hóa.

Ngoài ra, các nhà lập pháp của đảng cầm quyền Nhật Bản cũng đã kêu gọi thêm một khoản ngân sách trị giá khoảng 20-30 nghìn tỷ yên (tương đương 192,05 - 288,07 tỷ USD), sẽ tài trợ cho một phần của gói kích thích này.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Reuters & Straits Times)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy hợp tác điều trị nhi khoa với các giáo sư Nhật Bản
Thúc đẩy hợp tác điều trị nhi khoa với các giáo sư Nhật Bản

Ngày 16/2, Giáo sư Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế đã tiếp đón đoàn Giáo sư Hiroyuki Shichino đến từ Nhật Bản. Đây là chuyến viếng thăm ở cương vị Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện NCGM của Giáo sư Hiroyuki Shichino trước khi ông nghỉ hưu.

Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7
Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7

Japantimes dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yoshimasa Hayashi cho biết nước này đã chọn sức khỏe toàn cầu là chương trình nghị sự hàng đầu khi đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới (G7) vào tháng 5 tới, một phần vì việc tiếp cận vaccine công bằng vẫn là một thách thức trên toàn thế giới, ngay cả trong bối cảnh chuyển đổi sang thời kỳ hậu COVID-19 như hiện nay.

Nhật Bản nới lỏng quy định phòng dịch COVID-19 tại các sự kiện đông người
Nhật Bản nới lỏng quy định phòng dịch COVID-19 tại các sự kiện đông người

Tinh thần cổ vũ cuồng nhiệt tại các giải đấu thể thao, buổi hòa nhạc hay nhạc kịch sắp trở lại tại Nhật Bản khi chính phủ nước này chính thức hạ cấp phân loại dịch COVID-19 từ ngày 8/5 tới, qua đó người hâm mộ sẽ không còn phải kìm nén thể hiện cảm xúc của mình khi tham gia các sự kiện.

CPI tháng đầu năm mới tăng so cùng kỳ
CPI tháng đầu năm mới tăng so cùng kỳ

Giá xăng dầu điều chỉnh tăng; nhu cầu tiêu dùng, mua sắm tăng trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão... là những nguyên nhân chính đưa chỉ số giá tiêu dùng (CPI) toàn tỉnh trong tháng 1/2023 tăng 1,01% so với tháng 12/2022 và tăng 3,65% so cùng kỳ.