Thứ Hai, 02/12/2019 17:28

Số ca COVID-19 tăng trở lại ở châu Mỹ

Tổ chức Y tế Liên Mỹ (PAHO) mới đây cho biết, so với tuần trước nữa, số ca nhiễm COVID-19 ở châu Mỹ đã tăng đến 10,4% trong tuần trước. Tuy nhiên, các quốc gia trong khu vực vẫn phải chú ý hơn đến sự gia tăng các loại virus đường hô hấp khác.

Xác định những chủ đề chính tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEANItaly bỏ quy định yêu cầu xuất trình thẻ xanh khi nhập cảnhDu lịch Italy được dự báo trở lại mức trước đại dịch vào năm 2023Trung Quốc: Các thành phố lớn tiến gần hơn đến tiến trình bình thường hóaChâu Mỹ: Số ca nhiễm hiện đã giảm nhưng tương lai thì không chắc

Cụ thể, trong tuần trước, châu Mỹ ghi nhận hơn 1 triệu trường hợp nhiễm COVID-19 mới và 4.155 ca tử vong.

Các nước cần cảnh giác khi số ca nhiễm COVID-19 ở châu Mỹ gia tăng trở lại. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN/Vietnam+

Trong toàn châu Mỹ, Tổ chức PAHO thông tin rằng khu vực Nam Mỹ ghi nhận số ca mắc COVID-19 tăng cao nhất, với tỷ lệ tăng đến 43,1%, trong khi số ca tử vong liên quan đến đại dịch lại tăng cao nhất ở Trung Mỹ với 21,3%. Trong 6 tuần qua, số ca nhiễm trong khu vực cũng tăng liên tục.

Trước hình hình như hiện nay, Giám đốc PAHO, Tiến sĩ Carissa Etienne nhận định, các loại virus đường hô hấp khác, chẳng hạn như cúm, đậu mùa khỉ và viêm gan do virus cũng đang gia tăng và các nước cũng cần chú ý hơn đến những chủng bệnh này.

Trong đó, Mexico và Peru đã chứng kiến số ca nhiễm cúm cao hơn dự kiến và Argentina, Chile, cũng như Uruguay đã báo cáo nhiều ca nhập viện hơn bình thường do các bệnh gây nên bởi virus.

Tổ chức Y tế Liên Mỹ (PAHO) cảnh báo, nhiều nơi có thể sẽ phải đối mặt với mối đe dọa kép của đợt bùng phát dịch cúm, cùng với sự gia tăng số ca nhiễm COVID-19. Điều này sẽ khiến các nhân viên y tế, người già và phụ nữ mang thai đứng trước nguy cơ cao hơn.

Sự gia tăng của những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như bão, mưa lớn và lũ lụt ở nhiều vùng của châu Mỹ là một áp lực khác đối với ngành y tế khu vực, Giám đốc Carisssa Etiene cho biết.

Trong một thông tin có liên quan, Cơ quan Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ và Hệ thống Tích hợp Trung Mỹ dự kiến năm nay sẽ xuất hiện nhiều cơn bão hơn mức trung bình.

“Đây là một điều đáng lo ngại bởi chỉ cần một cơn bão lớn đã có thể phá hủy sinh kế của người dân, làm tê liệt hệ thống y tế và cướp đi sinh mạng của rất nhiều người. Do đó, chúng ta phải chuẩn bị sớm và không mất đi cảnh giác”, Giám đốc Carissa Etienne nhấn mạnh.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7
Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7

Japantimes dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yoshimasa Hayashi cho biết nước này đã chọn sức khỏe toàn cầu là chương trình nghị sự hàng đầu khi đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới (G7) vào tháng 5 tới, một phần vì việc tiếp cận vaccine công bằng vẫn là một thách thức trên toàn thế giới, ngay cả trong bối cảnh chuyển đổi sang thời kỳ hậu COVID-19 như hiện nay.

Nhìn lại 1 tuần mở cửa của Trung Quốc
Nhìn lại 1 tuần mở cửa của Trung Quốc

Một tuần sau khi mở cửa hôm 8-1, dịch COVID-19 ở Trung Quốc vẫn là tâm điểm của thế giới sau khi nước này bất ngờ công bố số ca tử vong chính thức do dịch bệnh này trong vòng một tháng qua là 59.938 người.

Trung Quốc Không để đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến quan hệ giữa các quốc gia
Trung Quốc: Không để đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến quan hệ giữa các quốc gia

Trung Quốc tuyên bố nước này tin rằng đối với tất cả các quốc gia, các biện pháp ứng phó với COVID-19 cần dựa trên cơ sở khoa học và điều phối khéo léo, cân xứng mà không ảnh hưởng đến giao lưu và hợp tác thường xuyên giữa người với người, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh cho biết.