Chủ Nhật, 03/11/2019 08:03

Số lượng sinh viên quốc tế giảm mạnh do đại dịch

Đây là thời điểm trong năm, khi những sinh viên có hoài bão du học Mỹ nhận được kết quả từ ngôi trường mà mình mơ ước.

Du học bị ảnh hưởng bởi đại dịchViệt Nam đứng đầu Đông Nam Á về số sinh viên du học MỹThái Lan: Bộ Giáo dục dự kiến tuyển dụng 10.000 giáo viên tiếng Anh bản ngữChuyện đến trường của những đứa trẻ vùng chiến sựChính phủ Anh đẩy mạnh chiến lược thu hút du học sinh nước ngoài

Ước mơ du học của nhiều học sinh đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Ảnh minh họa: The Telegraph/VTV news

Mỹ không chỉ là điểm đến cho sinh viên quốc tế muốn theo đuổi mục tiêu đạt được bằng cấp ở nước ngoài, mà quốc gia này còn là điểm đến hàng đầu trên thị trường giáo dục đại học toàn cầu. Mỗi năm, có hơn 1 triệu sinh viên quốc tế đến mỹ du học, đóng góp gần 40 tỷ USD/năm cho nền kinh tế của nước này.

Bên cạnh đó, điểm đến phổ biến thứ hai của sinh viên quốc tế là Vương quốc Anh, với việc thu hút hơn nửa triệu sinh viên mỗi năm. Các lựa chọn khác cũng không kém phần phổ biến đối với các du học sinh muốn theo học tại các nước sử dụng tiếng Anh có thể kể đến như Canada và Australia.

Hơn 6 triệu sinh viên trên toàn cầu đã tìm cách theo học tại các trường đại học ở nước ngoài vào năm 2019, tăng gấp 3 lần chỉ trong 2 thập kỷ. Con số này được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng. Hơn một nửa trong tổng số sinh viên quốc tế đến từ châu Á và ngay cả Singapore cũng chứng kiến đến gần 25.000 sinh viên đến các điểm đến trên thế giới để tiếp tục con đường học thức.

Tác động của đại dịch

Sự xuất hiện và hoành hành của đại dịch COVID-19 đã gây ra sự gián đoạn lớn bởi việc đi lại quốc tế đột ngột dừng lại do đóng cửa biên giới và các đợt kiểm dịch kéo dài. Khi các cơ sở giáo dục chuyển sang giáo dục từ xa, có rất ít lý do để các du học sinh tìm kiếm trải nghiệm truyền thống của trường đại học trong các buổi học offline thông thường.

Đại dịch đã gây ra sự sụt giảm đáng kể về số lượng sinh viên quốc tế trên toàn thế giới. Điều này được thể hiện rõ nhất khi vào năm 2021, số lượng tuyển sinh mới giảm 23% ở Australia, Đức cũng chứng kiến giảm 22% và Mỹ giảm đến 46%.

Khi các cơ sở giáo dục đại học phải dựa vào thu nhập từ sinh viên quốc tế, đại dịch được nhận định là một đòn giáng kinh tế quá tàn khốc. Cũng như các lĩnh vực toàn cầu hóa khác, việc đại dịch đã dần được kiểm soát đặt ra một câu hỏi rằng liệu sự phục hồi có diễn ra hay không?

Nỗi lo về sự suy giảm kéo dài

Đây không phải là lần đầu tiên giáo dục quốc tế bị xáo trộn bởi các sự kiện kinh hoàng của thế giới.

Khủng hoảng tài chính châu Á vào cuối những năm 1990 đã khiến số lượng sinh viên châu Á tại các trường đại học phương Tây giảm mạnh, đặc biệt là những sinh viên đến từ các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề như Malaysia, Indonesia và Thái Lan.

Nhiều người chuyển sang các thị trường ít tốn kém hơn như Australia. Về sau này, khi khủng hoảng giảm bớt và các nền kinh tế châu Á tăng trưởng nhanh chóng, các nước đã chứng kiến sự bùng nổ kéo dài trong suốt 1 thập kỷ về giáo dục ở nước ngoài, bắt đầu từ năm 2005.

Ngày nay, có vẻ như lo ngại về sự suy giảm lâu dài trong việc di chuyển của sinh viên toàn cầu do dịch COVID-19 có thể đã bị thổi phồng lên quá mức. Tuy nhiên, các thị trường lớn đang chứng kiến sự hồi sinh về số đơn nộp học dự kiến sẽ đạt mức tăng tương tự như giai đoạn tiền đại dịch.

Bất chấp quan điểm cho rằng thế giới đã trở nên ít toàn cầu hơn và bản địa hóa nhiều hơn sau hậu quả của đại dịch, vẫn có nhu cầu rất lớn về du học quốc tế. Kết quả của một cuộc khảo sát mới đây của công ty INTO chỉ ra rằng, sinh viên quốc tế tiếp tục được thúc đẩy bởi triển vọng nghề nghiệp được cải thiện, giảng dạy tốt và cơ hội học hỏi với sinh viên từ nhiều nền văn hóa khác nhau.

Tuy nhiên nhìn chung, những gián đoạn ngắn hạn có thể sẽ vẫn tiếp tục. Australia, quốc gia vốn đã chậm hơn trong việc mở cửa trở lại biên giới và cấp thị thực cho sinh viên có thể sẽ nhìn thấy sự phục hồi chậm hơn so với các thị trường lớn khác. Bên cạnh đó, tốc độ phục hồi của giáo dục đại học không đồng đều là do nhu cầu về các trường danh tiếng vẫn luôn đạt mức cao. Cụ thể, các trường đại học như Viện Công nghệ Massachusetts nhận thấy mức độ quan tâm của sinh viên quốc tế vẫn ở mức ổn định, không có sự sụt giảm quá nghiêm trọng như những gì các trường khác phải trải qua.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững
Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đang thúc đẩy chương trình nghị sự năm 2023, nhằm xây dựng một tương lai kiên cường và bền vững, khi các quan chức đến từ 21 nền kinh tế thành viên nhóm họp tại Hội nghị quan chức cấp cao APEC lần thứ nhất và các cuộc họp liên quan.

Khởi động dự án về liên danh chuyển đổi số trong giáo dục đại học Việt Nam
Khởi động dự án về liên danh chuyển đổi số trong giáo dục đại học Việt Nam

Là đại diện duy nhất tại Việt Nam tham gia đồng trưởng điều hành dự án “DIGI: ĐỔI” - Liên danh chuyển đổi số trong giáo dục đại học (ĐH) Việt Nam, ngày 14/2, Trường ĐH Phú Xuân phối hợp cùng Trường ĐH Liverpool John Moores và Hội đồng Anh British Council (đơn vị tài trợ) tổ chức chương trình khởi động dự án, với sự tham gia của hơn 60 trường ĐH, cao đẳng và THPT trên toàn quốc.

Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7
Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7

Japantimes dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yoshimasa Hayashi cho biết nước này đã chọn sức khỏe toàn cầu là chương trình nghị sự hàng đầu khi đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới (G7) vào tháng 5 tới, một phần vì việc tiếp cận vaccine công bằng vẫn là một thách thức trên toàn thế giới, ngay cả trong bối cảnh chuyển đổi sang thời kỳ hậu COVID-19 như hiện nay.