Thứ Ba, 09/04/2019 14:00

Tân Thủ tướng Nhật Bản & công cuộc thúc đẩy y tế toàn cầu

Sau chiến thắng của ông Kishida Fumio trong cuộc bầu cử của Đảng Dân chủ Tự do của Nhật Bản vào tuần trước, ngày 4/10, Quốc hội Nhật Bản đã triển khai phiên họp bất thường và bầu ông Kishida Fumio làm Thủ tướng nước này.

Tân Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida công bố thành phần nội các mớiThủ tướng Nhật Bản Suga để ngỏ khả năng giải tán Hạ viện

Tân Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio. Ảnh minh họa: Reuters/Người Lao Động

Đứng trước cơ hội

Trong đợt bầu cử vừa qua, ông Kishida Fumio đã cố gắng bày tỏ, giải thích với cử tri Nhật Bản về việc vì sao chiến lược chiến đấu và đẩy lùi đại dịch COVID-19 trong nước của ông – một trong những mối quan tâm hàng đầu hiện tại –  sẽ khác với chiến lược của người tiền nhiệm. Vị Thủ tướng mới sẽ phục vụ quốc gia tốt, song đồng thời, ông cũng đảm bảo rằng, Nhật Bản sẽ đóng vai trò lãnh đạo trong việc triển khai phản ứng toàn cầu hiệu quả đối với COVID-19, cũng như xây dựng sự chuẩn bị sẵn sàng cho tất cả mọi người để đối mặt với các đại dịch khác trong tương lai.

Mặc dù người dân Nhật Bản đã bày tỏ sự thất vọng lớn về cách chính phủ dưới thời thủ tướng sắp mãn nhiệm xử lý đại dịch, tuy nhiên, cũng phải thừa nhận, đó là một thử thách đối với bất kỳ nhà lãnh đạo toàn cầu nào khi phải cùng lúc giải quyết vấn đề trong nước, vừa cố gắng hỗ trợ bên ngoài. Song, ông Kishida Fumio vẫn có cơ hội trở thành nhà lãnh đạo toàn cầu bằng cách hỗ trợ chấm dứt COVID-19 ở nhiều quốc gia trên thế giới – một động thái cũng có thể khiến Nhật Bản nâng cao chất lượng sức khỏe cộng đồng ở quê nhà, đồng thời hoàn thiện các mục tiêu về chính sách đối ngoại của mình.

Được biết hiện nay, hầu hết mọi người đều đánh giá cao ý tưởng đảm bảo an toàn ở nước ngoài, nghĩa là đảm bảo an toàn ở trong nước, đặc biệt là khi virus có thể lây nhiễm “xuyên biên giới” và đột biến phức tạp.

Cùng với kết quả đối phó với đại dịch và cách sử dụng “ngoại giao vaccine”, cộng đồng ngoại giao rộng lớn hơn cũng đang bắt đầu kết nối vấn đề y tế toàn cầu với an ninh quốc gia.

Nhận thức sâu sắc hơn này có thể được tận dụng để nâng cao hiểu biết về tầm quan trọng trong sự đóng góp của Nhật Bản để giải quyết không chỉ đại dịch COVID-19, mà còn thúc đẩy các vấn đề sức khỏe toàn cầu một cách rộng rãi hơn.

Thừa hưởng từ chính quyền tiền nhiệm

Được biết, Thủ tướng Kishida Fumio đã được thừa hưởng nhiều thành công liên quan đến cam kết và đóng góp của Nhật Bản dưới thời chính quyền tiền nhiệm để hỗ trợ ứng phó đại dịch COVID-19 trên toàn cầu. Cụ thể, tại hội nghị thượng đỉnh trực tuyến về đại dịch COVID-19 được tổ chức bên lề Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc diễn ra ngày 22/9 vừa qua, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nỗ lực tập hợp các nhà lãnh đạo trên thế giới về ý tưởng chấm dứt đại dịch và đẩy mạnh chiến dịch “Build Back Better”.

Trong đó, Tổng thống Joe Biden kêu gọi thế giới đặt mục tiêu đến năm 2022 sẽ tiêm chủng đầy đủ cho 70% dân số của tất cả các quốc gia có thu nhập khác nhau. Cùng với Mỹ - nước cam kết mua thêm 500 triệu liều vaccine COVID-19 để tặng cho các nước nghèo hơn, Nhật Bản – một đồng minh chủ chốt của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và cũng là thành viên của “Bộ Tứ Quad” cũng đã cam kết tăng gấp đôi số lượng vaccine quyên góp từ 30 triệu liều lên thành 60 triệu liều.

Những cam kết bổ sung của Mỹ và Nhật Bản được đưa ra nhằm đáp ứng mối quan tâm ngày càng tăng của các nhà lãnh đạo y tế toàn cầu về tiếp cận vaccine không bình đẳng và không đủ khả năng quản lý, phân phối vaccine ở những nước có thu nhập trung bình, thấp.

Trong một diễn biến có liên quan, Nhật Bản đã cam kết đóng góp 1,2 tỷ USD cho cơ chế Tiếp cận các công cụ ứng phó với COVID-19 (ACT), bao gồm 1 tỷ USD hỗ trợ tài chính cho Cơ chế Tiếp cận vaccine COVID-19 toàn cầu (COVAX).

Qua COVAX, nước này cũng đã chuyển 23 triệu trong tổng số 30 triệu liều vaccine cho các nước Đông Nam Á, Tây Nam Á, Châu Đại Dương, cũng như chuyển trực tiếp vaccine cho Việt Nam, Indonesia, Philippines...

Về tiến độ tiêm chủng vaccine, mặc dù có khởi đầu chậm chạp, nhưng Nhật Bản đã tiêm chủng đầy đủ cho hơn 60% dân số, cao hơn 55% đạt được của Mỹ.

Có thể nói, thế giới đang rất cần nhiều nhà lãnh đạo hơn nữa tham gia vào cuộc chiến toàn cầu chống lại COVID-19. Với tư cách là một quốc gia ủng hộ Bao phủ sức khỏe toàn dân (UHC) và ưu tiên các vấn đề an ninh y tế nước ngoài như một phần trong chính sách đối ngoại của mình, Nhật Bản, với chính quyền mới hoàn toàn có khả năng để làm nhiều hơn, đạt được nhiều thành quả hơn.

Theo nhận định của các chuyên gia, ông Kishida Fumio có thể đảm bảo Nhật Bản sẽ hoàn thành tốt và đầy đủ những cam kết của quốc gia, cũng như xây dựng kế hoạch mới dựa trên những đóng góp đã đạt được thông qua các khuôn khổ quốc tế và Bộ Tứ Quad, mở rộng nỗ lực của mình không chỉ là tài trợ vaccine.

Đầu năm nay, Washington và Tokyo đã cam kết sẽ hành động cùng nhau để “xây dựng an ninh y tế toàn cầu lâu dài hơn” trong Quan hệ đối tác toàn cầu Mỹ - Nhật cho kỷ nguyên mới. Kashida Fumio – người muốn gia tăng quyền lực mềm của Nhật Bản và thúc đẩy nhân quyền nhìn chung có rất nhiều cơ hội để xây dựng thành tích này. Nếu ông có thể truyền đạt hiệu quả cho người dân Nhật Bản cam kết của quốc gia đối với sức khỏe toàn cầu và an ninh con người là để phục vụ sức khỏe cộng đồng và lợi ích của đất nước.

HẠNH NHI

(Lược dịch từ Japan Times)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Những điểm mới đáng chú ý trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi
Những điểm mới đáng chú ý trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)

Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 2 gồm 12 Chương, 121 Điều (tăng 3 Chương và 30 Điều so với Luật năm 2009). Với những điểm mới của Luật sẽ góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Giám sát, gỡ khó cho tuyến y tế cơ sở
Giám sát, gỡ khó cho tuyến y tế cơ sở

Tại buổi làm việc với Trung tâm Y tế huyện Phú Vang (Trung tâm) chiều 20/2, ông Dương Thanh Bình, UVTW Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội đánh giá cao công tác phòng chống dịch COVID-19 của đơn vị này.

Thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp
Thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp

Thời gian qua, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn tỉnh chủ động đổi mới, tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số (CĐS) nhằm xây dựng, hình thành hệ sinh thái số GDNN, đáp ứng nhu cầu của người học trong nền kinh tế số, xã hội số.

Thúc đẩy hợp tác điều trị nhi khoa với các giáo sư Nhật Bản
Thúc đẩy hợp tác điều trị nhi khoa với các giáo sư Nhật Bản

Ngày 16/2, Giáo sư Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế đã tiếp đón đoàn Giáo sư Hiroyuki Shichino đến từ Nhật Bản. Đây là chuyến viếng thăm ở cương vị Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện NCGM của Giáo sư Hiroyuki Shichino trước khi ông nghỉ hưu.