Thứ Tư, 28/11/2018 22:08

Tăng cường đầu tư vào thiên nhiên

Theo báo cáo mới do Liên Hiệp Quốc (LHQ) công bố, đầu tư hàng năm vào các giải pháp dựa trên thiên nhiên sẽ cần phải tăng gấp 3 lần vào năm 2030 và tăng gấp 4 lần vào năm 2050, để giúp thế giới giải quyết thành công bộ 3 mối đe dọa bao gồm: các cuộc khủng hoảng khí hậu, đa dạng sinh học, suy thoái đất đai.

LHQ: Thế giới đã bỏ lỡ mục tiêu bảo vệ thiên nhiên của mìnhSáng kiến ​​đa đối tác giúp ngăn chặn việc săn bắt động vật hoang dãLHQ cảnh báo nguy cơ gia tăng tình trạng tử vong do nắng nóng

Một khoảnh rừng bị chặt phá ở khu vực Tây Amazon, Brazil. Ảnh minh họa: AFP/ TTXVN

Cụ thể, báo cáo “Tình trạng tài chính cho thiên nhiên” kêu gọi tăng quy mô tài trợ từ mức hiện tại là 133 tỷ USD lên tổng mức đầu tư là 8,1 nghìn tỷ USD vào năm 2050.

Bà Inger Andersen, Giám đốc Điều hành Chương trình Môi trường LHQ (UNEP) cho hay, mất đa dạng sinh học đang khiến nền kinh tế toàn cầu thiệt hại 10% sản lượng mỗi năm. “Nếu chúng ta không cung cấp đủ tài chính cho các giải pháp dựa trên thiên nhiên, chúng ta sẽ làm ảnh hưởng đến năng lực của các quốc gia để đạt được tiến bộ trên những lĩnh vực quan trọng khác như: giáo dục, y tế và việc làm. Nếu chúng ta không cứu lấy thiên nhiên ngay bây giờ, chúng ta sẽ không thể đạt được sự phát triển bền vững”, bà Inger Andersen nói thêm.

Được biết, UNEP đã thực hiện báo cáo nói trên cùng với Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) và Sáng kiến ​​Kinh tế về Suy thoái Đất đai (ELD), một sáng kiến toàn cầu do Cơ quan Phát triển Đức (GIZ) phối hợp với Hãng tư vấn Vivid Economics chủ trì.

Bên cạnh đó, các đối tác kêu gọi các Chính phủ, tổ chức tài chính và doanh nghiệp đặt thiên nhiên vào trung tâm của quá trình ra quyết định kinh tế trong tương lai. Điều này đòi hỏi phải xây dựng lại một cách bền vững hơn từ đại dịch COVID-19; cũng như những biện pháp khác, chẳng hạn như định hướng lại các khoản trợ cấp cho nông nghiệp và nhiên liệu hóa thạch, đồng thời tạo ra động lực về kinh tế và quy định khác.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ UN News)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đầu tư đê kè ứng phó sạt lở biển
Đầu tư đê kè ứng phó sạt lở biển

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, diễn biến bất thường của thời tiết, sóng lớn cộng triều cường đã làm đường bờ biển trên địa bàn tỉnh sạt lở nhiều nơi, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Từ nhiều năm nay, bằng các nguồn vốn khác nhau, chỉ mới đầu tư xây dựng kè khoảng 50% trên chiều dài bờ biển bị sạt lở.

Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen có thể được thảo luận ở cấp cao nhất giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ
Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen có thể được thảo luận ở cấp cao nhất giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ

Theo Hãng tin Sputnik, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ có thể thảo luận Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen, còn được biết đến là thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen, trong các cuộc đàm phán ở cấp cao nhất trong tương lai gần. Một nguồn thạo tin cho biết "giữa các nhà lãnh đạo tồn tại mối quan hệ được xây dựng dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau.