Thứ Tư, 25/04/2018 13:25

Tập đoàn hàng không lớn nhất Nhật Bản sẽ cắt giảm 3.500 việc làm trong 3 năm

Nhật báo Yomiuri ngày hôm nay (25/10) đưa tin, tập đoàn hàng không lớn nhất Nhật Bản, ANA Holdings Inc. có kế hoạch cắt giảm khoảng 3.500 việc làm trong 3 năm, khi phải đối mặt với khoản lỗ hàng năm lớn nhất từ ​​trước đến nay do nhu cầu đi lại giảm mạnh bởi đại dịch COVID-19.

Ngành hàng không toàn cầu sau đại dịch sẽ rất khácCác hãng hàng không châu Âu giảm giá vé để thu hút hành khách trở lại

Các máy bay của tập đoàn hàng không Nhật Bản ANA Holdings Inc. Ảnh minh họa: TTXVN

Quyết định cắt giảm việc làm là một phần trong kế hoạch tái cơ cấu hoạt động kinh doanh rộng lớn hơn của ANA, dự kiến sẽ được công bố vào ngày 27/10, trong bối cảnh tập đoàn này nỗ lực cắt giảm chi phí cố định, trước dự báo nhu cầu đi lại giảm sẽ tiếp tục kéo dài. Tính đến hồi năm ngoái, tập đoàn này đã sử dụng lực lượng lao động khoảng 43.500 người. 

ANA có kế hoạch đạt được mục tiêu cắt giảm việc làm nói trên vào năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2023, thông qua các chương trình hỗ trợ tìm việc cho nhân viên (giúp các nhân viên được cho nghỉ việc tìm được công việc mới hoặc chuyển sang một ngành nghề mới) và đóng băng tuyển dụng.

Nhật báo Yomiuri cho biết thêm, như các biện pháp ngắn hạn, ANA đang xem xét tạm thời việc điều động một số lực lượng lao động của mình sang một số công ty khác bao gồm tập đoàn sản xuất ô tô đa quốc gia của Nhật Bản Toyota Motor Corp, và bán 30 trong số những chiếc máy bay thân rộng đắt tiền của mình.

Với dự báo sẽ đối mặt với khoản lỗ ròng ở mức khoảng 500 tỷ yen (tương đương 4,8 tỷ USD) cho năm tài chính này tính đến tháng 3/2021, ANA đã tìm đến các khoản vay trị giá hàng tỷ USD và một chiến dịch du lịch của Chính phủ nhằm khắc phục sự sụt giảm trong hoạt động đi lại hàng không.

Cũng trong ngày 25/10, nhật báo kinh doanh Nikkei đưa tin, đối thủ của ANA, hãng hàng không lớn thứ hai ở Nhật Bản là Japan Airlines (JAL) dự kiến ​​sẽ báo cáo khoản lỗ hoạt động ở mức khoảng 85 tỷ yen từ tháng 7 đến tháng 9. Cổ phiếu JAL cũng đã chìm trong sắc đỏ khi lưu lượng hành khách trên các chuyến bay quốc tế giảm 97% trong cùng kỳ.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Reuters & Yomiuri)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt
Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt

Công bố của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) trong năm 2022 cho biết, Việt Nam đứng vị trí số 1 trong danh sách 25 nước có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới. Ngay từ tháng 4/2022, thị trường vận chuyển hàng không nội địa đã ở mức tương đương cùng kỳ năm 2019, với 69 đường bay đã được tái khai thác, mở mới và tăng tần suất. Nhờ vậy, nhu cầu di chuyển trong giai đoạn cao điểm hè, sản lượng khách nội địa đã hồi phục hoàn toàn và tăng trưởng 40 – 42% so với cùng kỳ năm 2019 trong các tháng 6 - 8/2022.

Thúc đẩy hợp tác điều trị nhi khoa với các giáo sư Nhật Bản
Thúc đẩy hợp tác điều trị nhi khoa với các giáo sư Nhật Bản

Ngày 16/2, Giáo sư Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế đã tiếp đón đoàn Giáo sư Hiroyuki Shichino đến từ Nhật Bản. Đây là chuyến viếng thăm ở cương vị Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện NCGM của Giáo sư Hiroyuki Shichino trước khi ông nghỉ hưu.