Chủ Nhật, 30/12/2018 21:11

Thách thức đối với chuỗi cung ứng toàn cầu khi châu Á chứng kiến làn sóng lây nhiễm COVID-19 mới

Châu Á đang chứng kiến ​​làn sóng COVID-19 mới trong những tuần gần đây, khiến các nước phải tái áp dụng các biện pháp hạn chế để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch.

Mỹ công bố chia sẻ khoảng 16 triệu liều vaccine COVID-19 với châu ÁChâu Á - Thái Bình Dương chạy đua phát triển, sản xuất vaccine COVID-19 “nhà trồng”

Các đợt bùng phát dịch COVID-19 mới gây tác động đến nhiều doanh nghiệp dệt may. Ảnh: VNA

Không giống như các hạn chế bao trùm trong các đợt trước, các biện pháp lần này đã được nhắm mục tiêu cụ thể hơn. Nhưng dù các chính phủ đã tìm cách cân bằng giữa cuộc sống và sinh kế, nhiều ngành công nghiệp vẫn tiếp tục bị ảnh hưởng bởi quy mô và tác động của đại dịch COVID-19. Điều này đặt ra những thách thức đối với chuỗi cung ứng toàn cầu và có nguy cơ đẩy giá hàng hoá lên cao khi tới tay người tiêu dùng, Money Mind nhận định.

Hiện tại, các đợt bùng phát dịch COVID-19 mới đã tấn công nhiều trung tâm sản xuất ở châu Á, với tác động lan tỏa đến các chuỗi cung ứng đa dạng như điện tử, dệt may, sản xuất ô tô…

“Vấn đề là không thể đoán trước được những gì đang xảy ra. Tại những thời điểm khác nhau, một số quốc gia, khu vực hoặc một số công ty nhất định có thể bị ảnh hưởng. Điều đó khiến việc lập kế hoạch trở nên thật khó khăn”, Phó Giáo sư Goh Puay Guan của ĐH Quốc gia Singapore (NUS) cho biết.

Và khi các chuỗi cung ứng hoạt động ngoại tuyến, các nhà quan sát lo ngại rằng giá cả sẽ tăng lên, do nguồn cung linh kiện bị gián đoạn. Đôi khi, các công ty có thể gánh một phần chi phí gia tăng và chuyển một phần cho người tiêu dùng. Chưa có gì chắc chắn, nhưng rõ ràng, đã có những đợt tăng giá đối với một số loại sản phẩm. Đồng thời, chi phí vận chuyển cũng tăng lên. Vì vậy, đến một lúc nào đó, một phần trong các khoản gia tăng chi phí này sẽ chuyển đến tay người tiêu dùng, PGS Goh nói. Ông cũng cho rằng, về lâu dài, đại dịch có thể thúc đẩy việc thiết kế lại các mô hình chuỗi cung ứng và đẩy giá lên cao hơn nữa.

Trong trạng thái bình thường mới sau đại dịch, châu Á sẽ tiếp tục là một trung tâm quan trọng cho chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Và đối với các doanh nghiệp đang đối mặt với sự gián đoạn chuỗi cung ứng, khả năng phục hồi và sự thích ứng nhanh nhẹn với hoàn cảnh sẽ là chìa khóa.

Theo phân tích của PGS. Goh, các doanh nghiệp đã học được rằng cần phải đa dạng hóa. Họ phải có kế hoạch dự phòng rủi ro và hàng tồn kho đệm, cũng như tính đến sự linh hoạt của các nguồn cung ứng tại chỗ. Ngoài COVID-19, các nhà phân tích cho biết các xu hướng rộng lớn hơn về nhu cầu, về thị trường phát triển… sẽ định hình các quyết định về việc tái cấu trúc và xây dựng lại chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp liên quan.

TỐ QUYÊN

 (Lược dịch từ Reuters & CNA)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngăn chặn cúm gia cầm H5N1 xâm nhập
Ngăn chặn cúm gia cầm H5N1 xâm nhập

Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh vừa có công văn khẩn gửi sở y tế 20 tỉnh, thành khu vực phía Nam đề nghị triển khai các biện pháp tăng cường giám sát, đề phòng cúm A (H5N1) xâm nhập.

Khách châu Á ​​kỳ vọng thúc đẩy du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023
Khách châu Á ​​kỳ vọng thúc đẩy du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023

Cơ quan Du lịch Thụy Sĩ (Switzerland Tourism) ngày 23/2 cho hay, khách du lịch châu Á được kỳ vọng sẽ hỗ trợ sự phục hồi của ngành du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023, sau khi khách du lịch Mỹ đã đưa ngành này thoát khỏi tình trạng ảm đạm do đại dịch hồi năm ngoái.