Thứ Hai, 05/06/2017 10:56

Thế giới chạy đua tạo 'siêu heo'

Trung Quốc, Mỹ và châu Âu đang trên đường đua để tìm ra giống "siêu heo", bảo vệ an ninh lương thực toàn cầu. Trong bối cảnh giá thịt heo tăng vọt và nguồn cung thiếu hụt, nhiệm vụ của các nhà khoa học trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Heo rừng Trung Quốc có thể truyền bệnh dịch tả lợn châu Phi sang NgaLiên Hiệp quốc cảnh báo khả năng lây lan dịch sốt heo châu Phi

Một trại nuôi heo ở thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc - Ảnh: Reuters

Họ đang chi quá nhiều tiền và nguồn lực cho khoa học.

Nhà khoa học Simon Lillico từ Viện Roslin (Scotland) đề cập sự bạo chi của Trung Quốc để phát triển công nghệ y sinh, khiến nhiều nước khó lòng cạnh tranh.

"Vấn đề nóng nhất hiện nay đối với các nhà khoa học là làm thế nào để bầy heo khỏe mạnh hơn" - nhà nghiên cứu gen Jianguo Zhao, lãnh đạo nhóm 20 nhà nghiên cứu và kỹ thuật viên tại Viện Động vật học, Viện hàn lâm Khoa học Trung Quốc, nói với Hãng tin Bloomberg.

Tham vọng của Trung Quốc

Các khoản đầu tư vào nghiên cứu và phát triển đã giúp Trung Quốc trở thành một trong những quốc gia có ngành công nghệ y sinh hàng đầu thế giới chỉ sau chưa đầy 2 thập kỷ, theo Bloomberg. Trong nhiều năm qua, các nhà nghiên cứu y sinh của nước này đang đảm nhận một nhiệm vụ quan trọng: tìm ra giống heo khỏe hơn, phát triển nhanh hơn và cho thịt ngon hơn.

Giới quan sát nhận ra tham vọng của Bắc Kinh còn lớn hơn một trang trại chăn nuôi thông thường. Với hàng chục phòng thí nghiệm trên toàn quốc, các nhà khoa học tại đây đang chạy đua cùng Mỹ và châu Âu để phát triển nhiều loại thực phẩm cao cấp hơn.

Thế nhưng Mỹ và châu Âu có thế mạnh riêng của họ, thứ mà Trung Quốc đang rất cần: sự bảo vệ khỏi dịch tả heo. Tại Viện Roslin, ĐH Edinburgh (Scotland), các chuyên gia đã thực hiện nghiên cứu thay đổi mã gen động vật từ hơn 2 thập kỷ nay.

Nhà khoa học Simon Lillico từ Viện Roslin và đồng nghiệp vào năm 2016 đã công bố rằng heo có thể kháng lại dịch tả. Công trình này được thực hiện bằng cách cấy loại gen có tên RELA vào heo nuôi nhốt tại trang trại, nhằm giúp chúng có khả năng tự miễn dịch như giống heo rừng.

Hồi tháng 11, ĐH Leeds (Anh) cũng vừa công bố thành lập Viện Heo quốc gia tại Yorkshire, nơi giúp các nhà khoa học mở rộng nghiên cứu về ngành công nghiệp thịt heo. Được đầu tư hơn 14 triệu USD, các cơ sở của viện sẽ biến Yorkshire thành một trong những trung tâm hàng đầu của châu Âu cho nghiên cứu về heo chăn nuôi, theo trang Food and Drink International.

Lo ngại nguồn cung

Trong bài viết đăng tải hôm 27-11, nền tảng tổng hợp dữ liệu trực tuyến Gro Intelligence cho biết dịch tả heo châu Phi đã tấn công 32 tỉnh thành tại Trung Quốc và lan ra các quốc gia lân cận như: Mông Cổ, Việt Nam, Triều Tiên, Hàn Quốc và Philippines. 

Thế giới hiện nay thực tế vẫn chưa tìm ra thuốc chữa cũng như văcxin chống lại virút tả heo châu Phi. Vì thế, việc tạo ra giống heo có thể kháng bệnh tự nhiên sẽ là bước tiến quan trọng đối với ngành nghiên cứu di truyền heo chăn nuôi.

Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở heo, hay còn gọi là bệnh heo tai xanh, đã giết chết 400.000 con heo tại Trung Quốc vào năm 2006. Bằng cách chỉnh sửa gen, các nhà khoa học đã chứng minh có thể tạo ra giống heo kháng bệnh vào năm 2015. Những nghiên cứu sau đó tiếp tục cho thấy rằng khả năng kháng bệnh có thể được di truyền.

Theo Bloomberg, nông dân Mỹ đang kỳ vọng vào xuất khẩu thịt heo sau khi dịch heo tai xanh bùng nổ, khiến nguồn cung tại Trung Quốc và nhiều quốc gia châu Á khác giảm sút nghiêm trọng.

Số liệu từ Bộ Nông nghiệp Mỹ ghi nhận số heo chăn nuôi tại nước này đã đạt 77,678 triệu con, tính tới ngày 1-9-2019. Dù Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới về số lượng thịt heo thu mua, nông dân và các nhà sản xuất thịt của Mỹ vẫn tỏ ra lo ngại vì tình hình bất ổn do chiến tranh thương mại kéo dài giữa hai nước.

Theo Tuoitre

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội nghị các Bộ trưởng Tài chính G20 tập trung bàn về vấn đề nợ và tiền điện tử
Hội nghị các Bộ trưởng Tài chính G20 tập trung bàn về vấn đề nợ và tiền điện tử

Các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) sẽ nhóm họp tại Ấn Độ vào tuần tới để thảo luận về vấn đề nợ đang gia tăng giữa các nước đang phát triển, quy định về tiền điện tử và nỗi lo suy thoái toàn cầu.