Chủ Nhật, 27/10/2019 12:46

Thế giới có thể phải đối mặt tới 560 thảm hoạ/năm

Trong báo cáo mới nhất vừa được công bố hôm qua (26/4), Văn phòng Liên Hiệp quốc về giảm nhẹ rủi ro thiên tai (UNDRR) phát hiện ra rằng hoạt động của con người đang góp phần vào việc làm gia tăng số lượng thiên tai thảm hoạ trên toàn cầu.

Thiên tai gây thiệt hại kinh tế toàn cầu 280 tỷ USD trong năm 2021Thiệt hại kinh tế do thiên tai trong thập kỷ qua tăng cao kỷ lụcChâu Á: Kiềm chế sự phát triển không đồng đều để đối phó với thiên tai

Khung cảnh hoang tàn sau khi cơn bão Rai quét qua Philippines năm 2021. Ảnh: AP/NLD

Theo báo cáo của UNDRR, trong vòng 2 thập kỷ qua, mỗi năm thế giới phải đối mặt với 350-500 thảm họa thiên tai có quy mô từ mức trung bình cho đến nghiêm trọng. Con số này cao hơn gấp 5 lần so với mức trung bình trong 3 thập kỷ trước đó.

Và trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn ra, các sự kiện thảm khốc do hạn hán, nhiệt độ khắc nghiệt và lũ lụt tàn phá nghiêm trọng có thể sẽ xảy ra thường xuyên hơn trong tương lai. Theo đó, báo cáo ước tính đến năm 2030, số lượng các thảm họa xảy ra trên toàn cầu – nhiều trong số đó liên quan đến thời tiết như cháy rừng và lũ lụt, nhưng cũng có các nguy cơ khác như đại dịch hoặc tai nạn hóa học - có thể lên tới 560 sự kiện mỗi năm, tương đương với việc mỗi ngày, nhân loại sẽ phải đối mặt với khoảng 1,5 thảm hoạ, khiến hàng triệu sinh mạng gặp nguy hiểm. 

UNDRR cho rằng sự gia tăng mạnh các thảm họa trên toàn cầu có thể là do nhận thức sai lầm về rủi ro, đánh giá thấp các nguy cơ, dựa trên sự chủ quan của con người.

Cũng theo UNDRR, biến đổi khí hậu đang gây ra nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan hơn, đồng thời cho biết thêm rằng con người đã đưa ra các quyết định quá hạn hẹp và quá lạc quan về các nguy cơ thiên tai tiềm ẩn, khiến họ không chuẩn bị trước. Điều này đã dẫn đến các quyết định về chính sách, tài chính và phát triển làm trầm trọng thêm tình trạng dễ bị tổn thương và khiến con người gặp nguy hiểm, UNDRR khẳng định. Ngoài ra, báo cáo cho biết tác động của thảm họa cũng tăng lên do dân số ngày càng tăng ở các khu vực dễ bị thiên tai.

Trong tuyên bố của UNDRR, Phó Tổng thư ký Liên Hiệp quốc Amina Mohammed cảnh báo việc bỏ qua những rủi ro cao ngất ngưởng mà chúng ta phải đối mặt “đang đặt nhân loại vào vòng xoáy tự hủy diệt”. Khoa học đã chứng minh, hành động trước khi thảm họa xảy ra sẽ ít tốn kém hơn là đợi cho đến khi quá trình tàn phá do thảm hoạ hoàn tất và ứng phó sau khi nó ập đến, bà Mohammed nhấn mạnh thêm. 

Thống kê cho thấy trong thập kỷ qua, các thảm họa trên khắp thế giới đã gây thiệt hại khoảng 170 tỷ USD/năm. Tuy nhiên, thiên tai ảnh hưởng không tương xứng đến các nước, khi phần lớn các thảm hoạ xảy ra ở các nước có thu nhập thấp hơn, khiến các quốc gia này tổn thất trung bình khoảng 1% GDP/năm, trong khi mức tổn thất do thiên tai thảm hoạ ở các nước phát triển chỉ khoảng 0,1-0,3%GDP/năm.

Đáng chú ý, châu Á - Thái Bình Dương là khu vực chịu thiệt hại kinh tế nghiêm trọng nhất, với mức tổn thất trung bình đến 1,6% GDP do thiên tai hàng năm. Và khi số lượng thiên tai gia tăng, chi phí thiệt hại cũng sẽ tăng theo.

Theo ước tính, sẽ có thêm 37,6 triệu người phải sống trong điều kiện cực kỳ nghèo đói vào năm 2030 do tác động của biến đổi khí hậu và thiên tai.

Trong khi đó, hầu hết các tổn thất liên quan đến thiên tai không được các công ty bảo hiểm chi trả. Kể từ năm 1980, chỉ có khoảng 40% thiệt hại liên quan đến thiên tai được bảo hiểm trên toàn cầu, nhưng ở các nước đang phát triển, chưa đến 10% những tổn thất như vậy được bảo hiểm. Thậm chí, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm ở các nước này đôi khi gần bằng 0.

Ông Jenty Kirsch-Wood, tác giả chính của báo cáo cho rằng hệ thống tài chính thực sự cần phải đi trước các diễn biến này, bởi vì nếu không, sẽ có rất nhiều rủi ro tiềm ẩn không được định giá khi chúng ta đưa ra quyết định.

Song song đó, Giám đốc UNDRR Mami Mizutori cũng nhấn mạnh rằng “các thảm họa có thể được ngăn chặn, nhưng chỉ khi các quốc gia đầu tư thời gian và nguồn lực để hiểu và nỗ lực để giảm thiểu các rủi ro này”. Bằng cách cố tình phớt lờ các rủi ro và không tính đến những tổn hại của nó trong quá trình ra quyết định, thế giới đang tự hủy hoại mình, bà Mizutori cảnh báo.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ Reuters & SCMP)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới
Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới

Theo các nhà khoa học và các nhóm bảo vệ môi trường, thời tiết khô hạn ít tuyết trong nhiều tuần của mùa đông vừa qua đã làm dấy lên lo ngại rằng Italia có thể phải đối mặt với một đợt hạn hán khác sau tình trạng khẩn cấp vì hạn hán vào mùa hè năm ngoái. Được biết trong mùa đông mới đây, dãy núi Alps chỉ nhận được lượng tuyết rơi chưa bằng một nửa so với bình thường.

Truyền thông các chính sách bảo hiểm xã hội
Truyền thông các chính sách bảo hiểm xã hội

Nhân kỷ niệm 28 năm Ngày thành lập ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam (16/02/1995- 16/02/2023), ngày 16/2, BHXH tỉnh tổ chức nhiều hoạt động truyền thông thiết thực góp phần tạo động lực, tiền đề thúc đẩy các hoạt động truyền thông chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) trên địa bàn.

Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng
Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng

Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai thế giới, có thể sẽ phải chứng kiến nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan hơn, bao gồm các đợt sóng nhiệt khắc nghiệt, lũ lụt lớn và tình trạng hạn hán nghiêm trọng, đặt ra những thách thức đối với an ninh lương thực và an ninh năng lượng của quốc gia này.