Chủ Nhật, 10/02/2019 14:43

Thế giới không thể trì hoãn hành động tham vọng để chống lại biến đổi khí hậu

“Nhân loại không thể trì hoãn hành động đầy tham vọng để chống lại biến đổi khí hậu”, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 9/8 cho biết sau khi báo cáo mang tính bước ngoặt của Liên Hiệp quốc cảnh báo về nguy cơ biến đổi khí hậu gia tăng được công bố.

Anh nới lỏng một số hạn chế đi lại do COVID-19 cho đại biểu dự COP26Vương quốc Anh đầu tư 7 triệu USD vào nghiên cứu khả năng chống chịu khí hậuDân số đối mặt với nguy cơ lũ lụt tăng gần 25% kể từ năm 2000Địa Trung Hải trở thành "điểm nóng cháy rừng"Cháy rừng hoành hành khắp Nam Âu

Biến đổi khí hậu đang gây nên những thảm họa vô cùng tàn khốc cho hành tinh và con người. Ảnh minh họa: The Ariston Comfort Challenge/VTV News

Sau nhiều năm thực hiện, báo cáo được 195 quốc gia phê duyệt đã nhấn mạnh tính nghiêm trọng rằng chính phủ các nước đang phải đối mặt với nhiều bằng chứng cho thấy, biến đổi khí hậu là một mối đe dọa hiện hữu.

“Thời điểm này đòi hỏi các nhà lãnh đạo thế giới, khu vực tư nhân và các cá nhân cùng hành động khẩn cấp và làm mọi thứ cần thiết để bảo vệ hành tinh. Chúng ta không thể trì hoãn hành động khí hậu lâu hơn nữa”, Ngoại trưởng Antony Blinken nhấn mạnh trong một tuyên bố.

Được biết, với lượng nhiệt nóng lên trên toàn cầu chạm mốc 1,1oC cho đến nay, một loạt các thảm họa thời tiết chết người do biến đổi khí hậu gây ra đã không ngừng gia tăng, trong đó có thể kể đến những đợt nắng nóng đến chảy nhựa đường ở Canada, cho đến những trận cháy rừng tưởng như không thể xảy ra ở Hy Lạp và California (Mỹ).

Ngoại trưởng Antony Blinken nhận định: “Chúng ta đang nhìn thấy những tác động bất lợi của những sự kiện này đối với đời sống và sinh kế người dân trên khắp thế giới. Đây là lý do tại sao Mỹ đã ra cam kết giảm 50% - 52% lượng khí thải vào năm 2030 so với mốc năm 2005, đồng thời cũng yêu cầu chính phủ liên bang giải quyết khủng hoảng khí hậu”.

Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa qua cũng ra tuyên bố về ý định đưa Mỹ trở thành nhà lãnh đạo trong cuộc chiến chống lại sự nóng lên toàn cầu, cũng như tái tham gia Thỏa thuận khí hậu Paris và chỉ định Cựu Ngoại trưởng John Kerry làm đặc phái viên khí hậu của mình.

Thêm vào đó, chính quyền của ông Joe Biden cũng công bố khoản tiền trị giá 5 tỷ USD để giúp các liên bang và cộng đồng địa phương chuẩn bị tốt hơn cho các thảm họa lớn liên quan đến hiện tượng thời tiết khắc nghiệt.

Theo Nhà Trắng, tần xuất xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan và các thảm họa liên quan đến biến đổi khí hậu đã bùng nổ trong những năm gần đây. Cụ thể, nơi mà Mỹ hứng chịu trung bình 6 thảm họa lớn/năm trong giai đoạn từ 2000 - 2009, thì nay, con số này đã tăng lên 13 thảm họa/năm trong khoảng thời gian từ 2010 -  2020.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng là quá lớn, gây áp lực đáng kể lên lực lượng cứu hộ ở hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, đồng thời làm cạn kiệt các nguồn lực quan trọng cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới
Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới

Theo các nhà khoa học và các nhóm bảo vệ môi trường, thời tiết khô hạn ít tuyết trong nhiều tuần của mùa đông vừa qua đã làm dấy lên lo ngại rằng Italia có thể phải đối mặt với một đợt hạn hán khác sau tình trạng khẩn cấp vì hạn hán vào mùa hè năm ngoái. Được biết trong mùa đông mới đây, dãy núi Alps chỉ nhận được lượng tuyết rơi chưa bằng một nửa so với bình thường.

6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023
6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023

Đại dịch COVID-19 đang diễn ra, những cú sốc địa chính trị và lạm phát kéo dài dự kiến sẽ tiếp tục là những rủi ro chính trong năm 2023. Tuy nhiên, châu Á có thể sẽ là một điểm sáng trong bối cảnh những cơn gió ngược ngày càng gia tăng, khi khả năng phục hồi của khu vực một lần nữa được thể hiện.

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine
Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine

Tính từ năm 2015, Nông dân chăn nuôi vịt người Pháp Herve Dupouy đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Dù vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại của ông, người nông dân Pháp Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.

Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng
Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng

Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai thế giới, có thể sẽ phải chứng kiến nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan hơn, bao gồm các đợt sóng nhiệt khắc nghiệt, lũ lụt lớn và tình trạng hạn hán nghiêm trọng, đặt ra những thách thức đối với an ninh lương thực và an ninh năng lượng của quốc gia này.