Chủ Nhật, 27/01/2019 14:20

Thế hệ lao động Gen X có thể đối mặt với khủng hoảng thất nghiệp

Trong một báo cáo mới, những người lao động thuộc thế hệ Gen X từ 45 tuổi trở lên có thể đang gánh chịu gánh nặng của cuộc khủng hoảng thất nghiệp toàn cầu, nhất là khi đại dịch COVID-19 đang làm dày thêm những thách thức hiện tại đối với người lao động lớn tuổi.

Ngành ngân hàng Hàn Quốc cắt giảm lực lượng lao động trong thời đại sốASEAN-6: Gần 21 triệu người lao động có nguy cơ mất việc do đại dịchPhần lớn người dân Canada không muốn tiếp nhận thêm người nhập cưHàn Quốc: Tỷ lệ lao động cao tuổi cao nhất trong các nước OECDMỹ: Số người thất nghiệp giảm xuống mức thấp trong gần 45 năm

Đào tạo có thể là cách giúp lao động Gen X thoát khỏi nguy cơ tiềm ẩn của khủng hoảng thất nghiệp. Ảnh minh họa: Reuters/VTV.vn

Theo báo cáo từ Generation, một tổ chức việc làm phi lợi nhuận, việc áp dụng kỹ thuật số nhanh chóng trong thời kỳ đại dịch đã đẩy nhanh tiến trình tự động hóa công việc và làm tồi tệ hơn chủ nghĩa tuổi tác tiềm ẩn, khiến những người lao động thuộc nhóm lao động trung cấp khó đảm bảo vai trò và vị trí làm việc của mình.

Trong một nghiên cứu toàn cầu mang tên “Đối mặt với thách thức của lao động trung cấp trên thế giới”, Generation phát hiện ra rằng những người lao động có trình độ sơ cấp và trung cấp trong độ tuổi từ 45 - 60 phải đối mặt với những rào cản ngày càng tăng, gây nên bởi sự thiên vị giữa các nhà quản lý tuyển dụng, cộng thêm sự miễn cưỡng của người lao động trong việc học thêm các kỹ năng mới.

Những quan niệm sai lầm dựa vào tuổi tác

Trong một diễn biến có liên quan, theo nghiên cứu được thực hiện từ tháng 3-5/2021, khảo sát trên 3.800 người có việc làm và thất nghiệp trong độ tuổi từ 18 - 60 và 1.404 quản lý tuyển dụng trên 7 quốc gia, mặc dù bối cảnh làm việc được thực hiện trên phạm vi quốc tế đa dạng, như thị trường làm việc ở Mỹ, Anh, Ấn Độ, Đức, song những phát hiện của khảo sát lại khá giống nhau. Trong đó những lao động từ 45 - 60 tuổi thường bị bỏ qua nhiều nhất. Trong 6 năm qua, những lao động thuộc nhóm lao động trung cấp này đều chiếm tỷ lệ cao trong số những lao động thất nghiệp dài hạn.

Đáng chú ý nhất, nghiên cứu cho thấy rằng những người tuyển dụng coi những người từ 45 tuổi trở lên là nhóm kém nhất về mức độ sẵn sàng ứng tuyển, thể lực và kinh nghiệm làm việc trước đó.

Những mối quan tâm, lo ngại hàng đầu của giới tuyển dụng là sự miễn cưỡng của các lao động lớn tuổi trong việc học thêm các kỹ năng mới (38%), khả năng tiếp thu kỹ năng mới (27%) và những khó khăn khi phải làm việc với đồng nghiệp trẻ tuổi hơn. Do đó khi tuyển dụng, nhóm người ứng tuyển trong độ tuổi này khó có thể giành được sự chú ý cao.

Những yếu tố trên được đưa ra ngay cả khi có bằng chứng cho rằng các lao động lớn tuổi thường làm tốt hơn những đồng nghiệp trẻ tuổi. Điều này được minh chứng rõ nhất khi gần 9/10 (87%) các nhà quản lý tuyển dụng cho biết lao động đã được tuyển dụng nằm trong độ tuổi từ 45 tuổi trở lên có khả năng làm việc tốt bằng, hoặc tốt hơn so với những nhân viên trẻ hơn.

Giám đốc điều hành Generation Mona Mourshed nhận định, những phát hiện này làm nổi bật những thành kiến cơ bản tại nơi làm việc.

Tìm lại lượng lao động đã mất

Giới chuyên gia nhận định, đào tạo có thể là cách để cung cấp giải pháp cho vấn đề này. Tuy nhiên, vẫn có thể xảy ra tình trạng miễn cưỡng theo đuổi chương trình đào tạo của các người lao động cần tìm việc làm từ 45 tuổi trở lên.

Cụ thể, hơn một nửa (tương đương khoảng 57%) những người tìm việc có trình độ sơ cấp và trung cấp bày tỏ sự phản đối với việc đào tạo lại, trong khi chỉ có 1% nhận xét đào tạo sẽ giúp họ tìm việc tự tin hơn.

Bất chấp những ý kiến trái chiều này, Tiến sĩ Mona Mourshed vẫn khẳng định đào tạo việc làm có thể mang lại những lợi ích thực sự. Trong nghiên cứu, gần ¾ (73%) những người thay đổi nghề nghiệp ở tuổi 45+ chia sẻ rằng việc tham gia các khóa đào tạo giúp họ đảm bảo vị trí làm việc mới.

Đây là một trong những giải pháp mà Tiến sĩ Mona Mourshed đưa ra khi các công ty và chính phủ phải vật lộn với tình trạng thiếu hụt lao động.

Các giải pháp khác mà Tiến sĩ Mona Mourshed đưa ra bao gồm:

  1. Liên kết trực tiếp các chương trình đào tạo với cơ hội việc làm và cung cấp tiền hỗ trợ để giúp người lao động từ 45 tuổi trở lên, những người còn do dự trong việc đào tạo.
  2. Thay đổi phương thức tuyển dụng để giảm thành kiến về tuổi tác và đánh giá tốt hơn về tiềm năng của những ứng viên trên 45 tuổi bằng cách đưa vào những nhiệm vụ, bài kiểm tra kỹ năng.
  3. Xem xét lại phương pháp đào tạo người sử dụng lao động hiện tại để thay vì thuê người mới, những nhân viên đang làm việc từ 45 tuổi trở lên có thể dễ dàng đắc cử vào các nhiệm vụ mới ở chức vụ cao hơn.
  4. Cải thiện dữ liệu việc làm ở cấp độ quốc gia để giúp các tổ chức chính phủ giải quyết những thách thức riêng của các nhóm tuổi cụ thể.

Tiến sĩ Mona Mourshed khẳng định: “Vào năm 2021, các lực lượng lao động gồm nhiều thế hệ phải là một thực tế mà mọi công ty đều phải tìm cách thực hiện”.

Đan Lê (Lược dịch từ CNBC)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Rà soát, đề xuất phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2024
Rà soát, đề xuất phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2024

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có văn bản gửi đến các tỉnh, thành phố đề nghị tiến hành rà soát, đánh giá việc thực hiện mức lương tối thiểu vùng tại các doanh nghiệp áp dụng từ ngày 1/7/2022. Việc rà soát này để có căn cứ nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ về việc điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trong năm 2024.

Những bức ảnh xúc động kể chuyện đại dịch
Những bức ảnh xúc động kể chuyện đại dịch

Đại dịch đã cơ bản được khống chế nhưng kí ức về nó vẫn luôn ám ảnh với mọi người. Với những người thiện nguyện lao vào tâm dịch để giúp đỡ đồng bào đó là những giây phút khó quên và nếu được chọn lại họ vẫn chọn đi theo tiếng gọi con tim, lao vào chỗ hiểm nguy để cứu người.

Hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà tình nghĩa cho hộ nghèo
Hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Chiều 22/2, Công ty Bảo hiểm PVI Huế và các đối tác hỗ trợ đã trao 60 triệu đồng kinh phí hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa cho gia đình bà Nguyễn Thị Dần, trú tại thôn Chính An, xã Phong Chương, huyện Phong Điền.

Chọn ngành theo dự báo thị trường lao động
Chọn ngành theo dự báo thị trường lao động

Cùng với sở thích, đam mê, thế mạnh bản thân, chọn ngành theo dự báo thị trường lao động là tiêu chí mà thí sinh cần chú ý trước ngưỡng cửa đăng ký xét tuyển đại học (ĐH).