Chủ Nhật, 28/01/2018 16:52

Thêm gần 7 triệu trẻ em bị còi cọc do cuộc khủng hoảng từ COVID-19

Liên Hiệp quốc (LHQ) ngày 28/7 cho hay, cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội chưa từng có do đại dịch COVID-19 gây ra sẽ khiến ​​thêm gần 7 triệu trẻ em bị còi cọc do suy dinh dưỡng.

Indonesia có tỷ lệ trẻ em tử vong vì COVID-19 cao nhất thế giớiLiên Hiệp quốc: Thành quả tiêm chủng toàn cầu đang đứng trước nguy cơLiên Hiệp quốc: Nguy cơ lao động trẻ em gia tăng từ đại dịch

Trẻ sơ sinh bị suy dinh dưỡng được chăm sóc tại một bệnh viện ở Yemen. Ảnh minh hoạ: THX/TTXVN

Ngay cả trước khi đại dịch COVID-19 xảy ra, ước tính đã có khoảng 47 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị còi cọc nghiêm trọng, hầu hết sống ở khu vực châu Phi hạ Sahara và khu vực Đông Nam Á.

Hiện nay, khi các biện pháp phong toả và các tuyến thương mại quốc tế làm gián đoạn các nguồn cung cấp viện trợ quan trọng, LHQ cảnh báo, đại dịch có thể gây ra "tác động liên thế hệ" đối với sức khỏe của hàng triệu người.

Trong một bài viết trên Tạp chí Y khoa The Lancet, một nhóm các chuyên gia đã chỉ ra các kết quả ước tính về nguồn cung cấp thực phẩm ở 118 quốc gia nghèo và thu nhập trung bình. Họ phát hiện rằng, tỷ lệ còi cọc ở trẻ em dưới 5 tuổi sẽ tăng 14,3%, tương đương với mức tăng thêm 6,7 triệu trường hợp.

Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng lưu ý: "Tác động sâu sắc của đại dịch COVID-19 đối với dinh dưỡng đầu đời có thể gây ra hậu quả liên thế hệ đối với sự tăng trưởng và phát triển của trẻ em, và tác động suốt đời đối với giáo dục, rủi ro mắc các bệnh mãn tính…". Trong kịch bản xấu nhất, khi đại dịch có thể khiến trẻ nhỏ bỏ lỡ 50% dịch vụ chăm sóc và điều trị dinh dưỡng, gần 180.000 trẻ có thể tử vong chỉ trong năm nay.

Được biết, tình trạng còi cọc xảy ra khi cơ thể bị suy dinh dưỡng rất nghiêm trọng đến mức cơ bắp và chất béo bắt đầu suy giảm. Còi cọc chịu trách nhiệm cho 1 trong 10 trường hợp trẻ sơ sinh tử vong ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, đại dịch sẽ khiến thêm 140 triệu người rơi vào tình trạng nghèo đói cùng cực, tức là có mức sống dưới 1,9 USD mỗi ngày.

Trong một động thái liên quan, Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) cảnh báo, ở các quốc gia vốn đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nhân đạo, có tới 100% các dịch vụ dinh dưỡng thiết yếu có thể bị gián đoạn.

Lê Thảo (Lược dịch từ AFP)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu
Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu

Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 27/1/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, Bộ Y tế đã tổ chức các đoàn công tác do các đồng chí lãnh đạo Bộ là trưởng đoàn, đi kiểm tra công tác phòng, chống, giám sát dịch bệnh, nhất là tại các cửa khẩu để phát hiện sớm, xử lý kịp thời các trường hợp nghi ngờ, trường hợp mắc COVID-19; bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp lễ hội Xuân 2023 và khám chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe Nhân dân tại một số địa phương trọng điểm.

Sớm có quy định cho trẻ em khi tham gia mạng xã hội
Sớm có quy định cho trẻ em khi tham gia mạng xã hội

Trong thời đại 4.0, internet và mạng xã hội (MXH) xuất hiện phổ biến hơn với trẻ em, góp phần hỗ trợ trẻ cả về mục đích giáo dục và giải trí. Tuy nhiên, MXH cũng là nơi tiềm ẩn nhiều mối nguy cho trẻ.