Thứ Tư, 25/12/2019 12:47

Thiếu kỹ năng đang cản trở con đường phát triển của thanh niên ASEAN

Đại dịch toàn cầu đã khiến thanh niên ASEAN trở nên dễ tổn thương về kỹ năng và khả năng tiếp cận việc làm trong tương lai.

BUSINESS TIMES: Việt Nam vẫn là “thỏi nam châm” thu hút đầu tưGiới trẻ ASEAN đối mặt với nỗi lo thất nghiệp tăng caoIndonesia chưa xác định được mối liên hệ giữa bệnh viêm gan bí ẩn với COVID-19Đại dịch COVID-19 và thiệt hại lâu dài do đóng cửa trường học

Thiếu kỹ năng đang cản trở con đường phát triển của thanh niên ASEAN. Ảnh minh họa: DaivietSport

Tác động từ đại dịch

Bên cạnh đó, khả năng tiếp cận của thanh niên ASEAN đối với các loại kỹ năng cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ trong công việc sẽ bị hạn chế, bởi họ không có cơ hội tiếp xúc với cơ hội việc làm, cộng với đó là rào cản tài chính và không đủ thời gian để học và nâng cao kỹ năng.

Xu hướng này được nhận định là đáng lo ngại, vì tương lai của khu vực Đông Nam Á được xác định là thanh niên (những người từ 15 – 34 tuổi), chiếm 34% hoặc 223 triệu người trong tổng dân số của 10 nước thành viên ASEAN.

Nhận thấy tầm quan trọng trong vai trò của thanh niên và dưới sự chủ trì của Campuchia, ASEAN đã tuyên bố năm 2022 là Năm Thanh niên ASEAN. Thủ tướng Campuchia Hun Sen, với tư cách là Chủ tịch ASEAN 2022 đã cam kết rằng ưu tiên của Campuchia là “tăng cường phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng các nhu cầu trên cơ sở xây dựng cộng đồng, thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ và giới trẻ trong nỗ lực xây dựng và duy trì hòa bình, phát triển một hệ thống bảo trợ xã hội toàn diện”.

Trong khi thanh niên đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định tương lai của khu vực, tỷ lệ thất nghiệp đối với lao động trẻ (dưới 34 tuổi) ở ASEAN ngay từ trước khi đại dịch xảy ra đã chứng kiến mức cao, vào khoảng 8,9% vào năm 2019, cao hơn nhiều so với tỷ lệ thất nghiệp của người lao động trưởng thành là 1,3%. Đại dịch COVID-19 khiến tỷ lệ này thậm chí còn tăng lên; tổng tỷ lệ thất nghiệp trong dân số trẻ đạt 11,3% trong năm 2021.

Điều này cho thấy, khoảng 25,4 triệu thanh niên trong khu vực đã thất nghiệp trong thời gian phong tỏa và những hạn chế đi lại để chống dịch bị thắt chặt nhất, do sự bùng phát của biến thể chết người Delta.

Chính vì vậy, nhiều lao động trẻ, rất nhiều người vừa đi học vừa đi làm đã bị mất việc làm và thu nhập. Hậu quả là họ phải tạm dừng việc học – tỉnh huống gây sốc mà Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) mô tả là “cú sốc gấp 3”.

Trong khoảng thời gian chống dịch nghiêm ngặt này, giờ làm việc ở ASEAN giảm đáng kể đến 8,4%, tương đương với 24 triệu lao động toàn thời gian chỉ làm việc 48h/tuần và quá trình “đi từ học hành đến làm việc” bị gián đoạn nghiêm trọng, đẩy hơn 15 triệu học sinh, sinh viên mới tốt nghiệp ở 10 nước ASEAN rơi vào cảnh khó khăn để bắt đầu hành trình làm việc của mình.

Thêm vào đó, không chỉ lao động trẻ đối mặt với ảnh hưởng bởi thị trường làm việc xáo trộn, bối cảnh công việc, học tập và cuộc sống nhìn chung cũng thay đổi đáng kể. Khi áp dụng các lệnh phong tỏa, mọi người, mọi lao động và đặc biệt là sinh viên được thúc đẩy sử dụng nhiều hơn công nghệ kỹ thuật số như một phương tiện giao dịch và liên lạc an toàn. Kết quả của một nghiên cứu cho thấy, trong giai đoạn đầu bùng dịch COVID-19, tỷ lệ sử dụng Internet đã tăng 50% - 70%.

Thiếu kỹ năng cần thiết

Tuy nhiên, bất chấp tỷ lệ sử dụng Internet cao, song thanh niên ASEAN vẫn thiếu kỹ năng để đáp ứng các công việc mới nổi.

Theo “Báo cáo Việc làm trên đà phát triển năm 2021” của LinkedIn, 42 trong tổng số 67 vị trí việc làm đều yêu cầu trình độ kỹ thuật số được xác nhận – đơn cử như kỹ năng thực hiện tiếp thị kỹ thuật số, kỹ năng Microsoft Office, quản lý điện toán đám mây và thiết lập các công cụ truyền thông kỹ thuật số và Internet khác. Hơn nữa, có đến 12 vị trí việc làm yêu cầu kỹ năng kỹ thuật số nâng cao, cụ thể là các ứng cử viên phải thành thạo về lập trình, mã hóa, khoa học dữ liệu và phân tích, hoặc UI/UX.

Hiện tại, trình độ và sự thành thạo về kỹ thuật số của thanh niên ASEAN có thể là không đủ để tiếp cận các công việc yêu cầu kỹ năng nâng cao. Cụ thể, 47,8% thanh niên trong khu vực có ít, hoặc không đạt được trình độ, sự thành thạo trong các kỹ năng kỹ thuật số cơ bản. Điều này có nghĩa là cứ 2 thanh niên ASEAN sẽ có gần 1 người không đảm bảo thực hiện được các kỹ năng cơ bản đối với các phần mềm cần thiết trong công việc. Đáng nói hơn là gần ¾ thanh niên trong khu vực (tương đương với 72,7%) không có, hoặc có kỹ năng kỹ thuật số nâng cao thấp.

Trước nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến con đường sự nghiệp của thanh niên ASEAN, không nên bỏ qua tình trạng thiếu kỹ năng và khủng hoảng việc làm của giới trẻ ở khu vực. Chính phủ các nước ASEAN và các tổ chức tư nhân phải chung tay chuẩn bị “những con đường” tốt hơn cho thanh niên trong khu vực.

Việc tuyên bố năm 2022 là Năm Thanh niên ASEAN không nên là một cơ hội bị bỏ lỡ. Thay vào đó, đây sẽ là cơ hội tuyệt vời để ASEAN thực hiện tốt hơn cam kết của mình theo Khung Phục hồi Tổng thể ASEAN (ACRF) về Tăng cường an ninh con người nhằm thúc đẩy các kỹ năng của thế kỷ 21.

Đan Lê (Lược dịch từ Bangkok Post)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Việt Nam góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác ASEAN-Italy
Việt Nam góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác ASEAN-Italy

Ngày 202/, Ủy ban ASEAN tại Rome (ACR), dưới sự chủ trì của Chủ tịch ACR, Đại sứ Việt Nam tại Italy Dương Hải Hưng đã tổ chức một số cuộc họp với các đối tác quan trọng tại Italy để thảo luận một số đề xuất và dự kiến hợp tác trong thời gian tới.