Thứ Bảy, 08/08/2020 08:32

Thổ Nhĩ Kỳ ban bố tình trạng khẩn cấp sau vụ động đất chết người

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ngày 7/2 vừa tuyên bố tình trạng khẩn cấp tại 10 tình bị tàn phá bởi hai trận động đất khiến hơn 6.300 người thiệt mạng, gây thiệt hại nghiêm trọng trên một khu vực rộng lớn ở miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ và nước láng giềng Syria.

Động đất Thổ Nhĩ Kỳ-Syria: Hơn 7.800 người thiệt mạng, Thổ Nhĩ Kỳ ban bố tình trạng khẩn cấpWHO cảnh báo nạn nhân động đất có thể lên 20.000 người, các nước đua cứu trợ"Đồng hồ ngày tận thế" 2023 sắp được thông báoPháp đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu lên 64 tuổiXuân Quê hương cùng cộng đồng người Việt và bạn bè sở tại ở Mỹ

Khung cảnh hoang tàn sau trận động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ ngày 6/2. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN/Vietnam+

Một ngày sau khi trận động đất xảy ra, lực lượng cứu hộ đã phải làm việc trong điều kiện khắc nghiệt và phải vật lộn để cứu người bị nạn ra khỏi đống đổ nát của các tòa nhà bị sập.

Chạy đua tìm người sống sót

Khi quy mô thảm họa đang ngày càng trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết, các chuyên gia dự đoán số người tử vong có thể sẽ tăng lên đáng kể. Một quan chức của Liên Hiệp Quốc bày tỏ lo ngại hàng nghìn trẻ em có thể đã tử vong.

Được biết, trận động đất mạnh 7,8 độ richter xảy ra vào ngày 6/2, sau đó vài giờ lại tiếp tục xảy ra trận động đất thứ hai mạnh tương đương đã làm đổ hàng nghìn tòa nhà bao gồm nhiều bệnh viện, trường học và khu chung cư ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria.

Hàng chục nghìn người đã bị thương và mất nhà cửa tại các thành phố ở Thổ Nhĩ Kỳ và miền Bắc Syria.

Thời tiết mùa đông đã cản trở các nỗ lực cứu hộ và cứu nạn, đồng thời khiến hoàn cảnh của những người vô gia cư ngày càng khốn khổ hơn. Thậm chí một số khu vực đang bị mất điện và thiếu nhiên liệu.

Trong một diễn biến có liên quan, các quan chức viện trợ bày tỏ quan ngại nghiêm trọng về tình hình ở Syria, quốc gia vốn đã bị ảnh hưởng bởi một cuộc khủng hoảng nhân đạo sau gần 12 năm nội chiến.

Việc Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố 10 tỉnh của nước này là vùng thảm họa và áp đặt tình trạng khẩn cấp ở đó trong vòng 3 tháng sẽ cho phép bỏ qua việc ban hành luật mới và hạn chế hoặc đình chỉ các quyền và sự tự do.

Chính phủ nước này sẽ mở các khách sạn ở trung tâm du lịch của Antalya để làm nơi ở tạm thời cho những người bị ảnh hưởng bởi trận động đất kinh hoàng vừa qua, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết.

Cơ quan quản lý thiên tai thông tin, số người tử vong ở Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng lên 4.544 người. Tại Syria, con số thiệt mạng ít nhất là 1.832 người.

Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, khoảng 13,5 triệu người đã bị ảnh hưởng trong một khu vực kéo dài khoảng 450km từ Adana thuộc khu vực phía Nam đến Diyarbakir ở phía Đông và 300km từ khu vực Malatya ở phía Bắc đến Hatay ở phía Nam.

Cùng lúc đó, chính quyền Syria cũng đã thông báo ghi nhận ca tử vong ở phía Nam tỉnh Hama, cách tâm chấn khoảng 250km.

“Bây giờ là một cuộc chạy đua với thời gian. Mỗi giờ, mỗi giây, mỗi phút trôi qua, cơ hội tìm thấy những người sống sót lại giảm dần”, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus chia sẻ.

Trên khắp khu vực, lực lượng cứu hộ làm việc cật lực cả ngày lẫn đêm, trong khi người dân vẫn đau khổ chờ đợi bên những đống đổ nát để hy vọng tìm thấy người thân còn sống.

Hơn 12.000 nhân viên tìm kiếm cứu nạn và 9.000 binh lĩnh Thổ Nhĩ Kỳ đang làm việc tại các khu vực bị ảnh hưởng. Khoảng 70 quốc gia đã gửi nhân viên, thiết bị và viện trợ đến Thổ Nhĩ Kỳ và Syria.

Quy mô của thảm họa rất đáng sợ

“Khu vực bị ảnh hưởng rất rộng lớn. Tôi chưa từng thấy bất kỳ điều gì như vậy trước đây”, Johannes Gust từ dịch vụ cứu hỏa và cứu hộ của Đức chia sẻ khi đang chất thiết bị cứu hộ lên xe tải tại sân bay Adana của Thổ Nhĩ Kỳ.

Cơ quan Quản lý Thảm họa và Tình trạng Khẩn cấp Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, 5.775 tòa nhà đã bị phá hủy trong trận động đất và 20.426 người bị thương.

Tại Geneva, người phát ngôn của UNICEF James Elder cho biết: “Trận động đất có thể đã cướp đi mạng sống của hàng ngàn trẻ em”.

Những người tị nạn Syria ở khu vực Tây Bắc và người tị nạn Thổ Nhĩ Kỳ nằm trong số những đối tượng dễ bị tổn thương nhất.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng là quá lớn, gây áp lực đáng kể lên lực lượng cứu hộ ở hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, đồng thời làm cạn kiệt các nguồn lực quan trọng cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới
Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới

Theo các nhà khoa học và các nhóm bảo vệ môi trường, thời tiết khô hạn ít tuyết trong nhiều tuần của mùa đông vừa qua đã làm dấy lên lo ngại rằng Italia có thể phải đối mặt với một đợt hạn hán khác sau tình trạng khẩn cấp vì hạn hán vào mùa hè năm ngoái. Được biết trong mùa đông mới đây, dãy núi Alps chỉ nhận được lượng tuyết rơi chưa bằng một nửa so với bình thường.

Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen có thể được thảo luận ở cấp cao nhất giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ
Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen có thể được thảo luận ở cấp cao nhất giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ

Theo Hãng tin Sputnik, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ có thể thảo luận Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen, còn được biết đến là thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen, trong các cuộc đàm phán ở cấp cao nhất trong tương lai gần. Một nguồn thạo tin cho biết "giữa các nhà lãnh đạo tồn tại mối quan hệ được xây dựng dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau.