Chủ Nhật, 04/03/2018 09:04

Thúc đẩy đối tác nghị viện vì Cộng đồng ASEAN phát triển bền vững

Quốc hội, Chính phủ Việt Nam và các cơ quan chức năng cũng ban hành nhiều chính sách và quy định pháp luật liên quan nhằm cụ thể hóa các Nghị quyết của AIPA 40 về các vấn đề xã hội.

EU và những hợp tác mới với ASEANASEAN 2020: Họp tham vấn trực tuyến về xây dựng bản sắc ASEAN

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhận búa đảm nhận chức Chủ tịch AIPA 41 từ Thái Lan. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)

Đại hội đồng AIPA 40 diễn ra vào tháng 8/2019 tại thủ đô Bangkok, Thái Lan với chủ đề “Thúc đẩy đối tác nghị viện vì cộng đồng bền vững."

Lãnh đạo các thành viên AIPA đã ký Thông cáo chung, cam kết thực hiện nghiêm túc 29 Nghị quyết được thông qua tại Đại hội đồng lần này.

Tất cả các Nghị quyết được thông qua tại Đại hội đồng AIPA 40 được gửi tới các cơ quan liên quan của Quốc hội và Chính phủ Việt Nam để xem xét triển khai.

Trên cơ sở đó, các Ủy ban của Quốc hội phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan của Chính phủ nghiên cứu, đề xuất các dự thảo luật trình Quốc hội, cũng như xây dựng các chương trình hợp tác với ASEAN trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế và xã hội.

Cải thiện kết nối kỹ thuật số và đẩy mạnh phát triển kinh tế toàn diện

Thực hiện Nghị quyết của Đại hội đồng AIPA 40 về cải thiện kết nối kỹ thuật số nhằm hỗ trợ sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ, thời gian qua Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày 12/6/2017 tại Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV, có hiệu lực thi hành ngày 1/1/2018.

Luật quy định cụ thể đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp, sáng tạo, doanh nghiệp được hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao công nghệ; sử dụng trang thiết bị tại cơ sở kỹ thuật; tham gia cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung; hướng dẫn thử nghiệm, hoàn thiện sản phẩm mới, dịch vụ và mô hình kinh doanh mới; hỗ trợ đào tạo, huấn luyện chuyên sâu về xây dựng và phát triển sản phẩm; thu hút đầu tư; tư vấn về sở hữu trí tuệ; thực hiện các thủ tục về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường chất lượng.

Các quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng hỗ trợ thông tin, truyền thông, xúc tiến thương mại, kết nối mạng lưới khởi nghiệp sáng tạo, thu hút đầu tư từ các quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo; hỗ trợ thực hiện thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ...

Nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế toàn diện trong khu vực ASEAN, Quốc hội Việt Nam đã lồng ghép các mục tiêu phát triển bền vững thuộc Chương trình nghị sự 2030 trong hoạt động của Quốc hội.

Cụ thể, lồng ghép các mục tiêu phát triển bền vững trong hoạt động lập pháp, điển hình như Mục tiêu số 8 “Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục; tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người” và Mục tiêu số 10 “Giảm bất bình đẳng trong xã hội” được lồng ghép trong quá trình thẩm tra các dự án luật như Luật Quản lý ngoại thương, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Luật Quy hoạch, Luật Cạnh tranh, Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.

Việt Nam đã lồng ghép mục tiêu phát triển bền vững trong hoạt động giám sát của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội. Cụ thể, mục tiêu số 2 “Xóa đói, đảm bảo an ninh lương thực và cải thiện dinh dưỡng, thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững” lồng ghép trong chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội về “Việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2015 gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp."

Mục tiêu số 11 “Phát triển đô thị, nông thôn bền vững, có khả năng chống chịu; đảm bảo môi trường sống và làm việc an toàn; phân bổ hợp lý dân cư và lao động theo vùng” được lồng ghép trong chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội Việt Nam về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến hết năm 2018."

Quốc hội Việt Nam đã thông qua Nghị quyết số 88/2019/QH14 về Đề án tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 với mục tiêu khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng, đổi mới, sáng tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập so với bình quân chung của cả nước. Giảm dần số xã, thôn đặc biệt khó khăn; quy hoạch, sắp xếp ổn định dân cư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội đồng bộ, liên vùng, kết nối với các vùng phát triển. Phát triển toàn diện giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa; cải thiện rõ rệt đời sống của nhân dân...

Ban hành nhiều chính sách và quy định pháp luật về các vấn đề xã hội

Thời gian qua, thực hiện các Nghị quyết của Đại hội đồng AIPA 40 về tiếp cận công lý cho người lao động nhập cư; Nghị quyết xóa bỏ mọi hình thức bạo lực và bóc lột trẻ em; Nghị quyết về sáng kiến của nghị viện khu vực nhằm thúc đẩy hành động vì khí hậu trong ASEAN; Nghị quyết về nâng cao chất lượng sống người cao tuổi; Nghị quyết về thu hẹp khoảng cách giới trong các ngành dựa trên công nghệ; Nghị quyết về thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ trong ASEAN..., Quốc hội, Chính phủ Việt Nam và các cơ quan chức năng cũng ban hành nhiều chính sách và quy định pháp luật liên quan nhằm cụ thể hóa các Nghị quyết của AIPA 40 về các vấn đề xã hội.

Đối với Nghị quyết về tiếp cận công lý cho người lao động nhập cư, Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách và quy định pháp luật như Luật Việc làm; Nghị định số 61/2015 Quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm; Thông tư số 24/2017/TT-BLĐTBXH dành vay vốn ưu đãi cho lao động di cư từ Quỹ quốc gia về việc làm; Quyết định số 889/QĐ-TTG ngày 20/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ thực hiện chương trình, dự án hỗ trợ người lao động di cư.

Hoạt động hỗ trợ di cư từ nông thôn ra thành thị, các khu công nghiệp và lao động vùng biên thuộc Dự án Phát triển thị trường lao động và việc làm trong Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp-việc làm và an toàn lao động giai đoạn 2016-2020.

Thực hiện Nghị quyết của AIPA 40 về thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ trong ASEAN, Quốc hội Việt Nam đã ban hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, nhằm hệ thống hóa các quy định của pháp luật về bảo vệ gia đình, phòng chống bạo lực gia đình, cũng như hoàn thiện hệ thống pháp luật về xã hội, tạo hành lang pháp lý nhằm hạn chế tình trạng bạo lực gia đình.

Ngoài ra, Quốc hội Việt Nam cũng ban hành Nghị quyết số 121/2020/QH14 về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em.

Để hoàn thiện khung pháp lý và chính sách quốc gia về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới, từ năm 2019, Quốc hội Việt Nam đã tổ chức thẩm tra, cho ý kiến về việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong quá trình xây dựng 17 dự án Luật, trong đó có các dự án Luật quan trọng như: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương; Bộ luật Lao động.

Đối với Nghị quyết của AIPA về nâng cao chất lượng sống của người cao tuổi, từ khi Luật Người cao tuổi được thông qua năm 2009, Quốc hội Việt Nam đã tiến hành nhiều cuộc giám sát, khảo sát về việc thực hiện chính sách, pháp luật về người cao tuổi và chăm sóc người cao tuổi.

Năm 2019, Quốc hội Việt Nam đã tổ chức Phiên giải trình về “Trách nhiệm quản lý nhà nước trong thực hiện chính sách, pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi và người khuyết tật” và nhiều kiến nghị được gửi tới Chính phủ, các bộ, ngành hữu quan để giải quyết những vướng mắc, bất cập và tăng cường các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Mới đây, tháng 3/2020, trước tình hình đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Quốc hội Việt Nam đã kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam, Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam và Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam quan tâm phối hợp hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh đối với đối tượng yếu thế, người cao tuổi, người khuyết tật./.

Theo Vietnam+

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ba cây chụm lại
Ba cây chụm lại

Việc thành lập các mô hình liên kết phát triển sản xuất, kinh doanh của hội viên phụ nữ tại nhiều địa phương bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Giảm nghèo thực chất  bền vững
Giảm nghèo thực chất & bền vững

Để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, mục tiêu đặt ra của tỉnh là phải giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 2% và phải giảm nghèo bền vững.

Nhân rộng và phát triển các mô hình sinh kế giảm nghèo
Nhân rộng và phát triển các mô hình sinh kế giảm nghèo

Kết quả đạt được trong thực hiện giảm tỷ lệ hộ nghèo và giảm nghèo bền vững của tỉnh trong thời gian qua phải kể đến những mô hình phát triển sinh kế đưa về các địa phương, hộ dân một cách kịp thời và thiết thực.

Phải có dấu ấn liên kết vùng
Phải có dấu ấn liên kết vùng

Kinh tế biển là lợi thế chung của các tỉnh trong khu vực và đây được xem là chìa khóa để phát triển và liên kết vùng.

Chuyển đổi số Tư duy, hành động mới
Chuyển đổi số: Tư duy, hành động mới

Tại Thừa Thiên Huế, chuyển đổi số (CĐS) trong hoạt động của nhiều đơn vị, doanh nghiệp (DN), địa phương đang có nhiều chuyển biến hiệu quả, thích ứng với tình hình thực tế.