Thứ Tư, 11/09/2019 11:10

Thương mại song phương Mỹ - Hàn Quốc tăng gần 70% sau 10 năm

Khối lượng thương mại hàng hóa giữa Mỹ và Hàn Quốc đã tăng gần 70%, và đầu tư song phương tăng hơn gấp đôi trong thập kỷ qua, kể từ khi hiệp định thương mại tự do song phương có hiệu lực, Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc ngày hôm nay (11/3) cho hay.

Lãnh đạo Hàn Quốc sẽ đến Mỹ bàn về hợp tác chuỗi cung ứng toàn cầuMỹ đặt mục tiêu tăng cường quan hệ kinh tế ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương

Người dân mua sắm trong một khu phố ở thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Ảnh minh họa: THX/TTXVN

Được biết, trong tháng này, Hiệp định Thương mại Tự do Mỹ - Hàn Quốc (KORUS FTA) sẽ đánh dấu kỷ niệm 10 năm, kể từ khi hiệp định thương mại này có hiệu lực hồi tháng 3/2012.

Theo Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc, kim ngạch thương mại hàng hóa song phương đã đạt mức 169,1 tỷ USD trong năm ngoái, đánh dấu mức tăng 67,8% so với mức 100,8 tỷ USD được ghi nhận hồi năm 2011.

Bên cạnh đó, số liệu do cơ quan này công bố cho thấy, kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc sang Mỹ đã tăng vọt 70,6% trong cùng kỳ, lên mức 95,9 tỷ USD vào năm 2021. Trong đó, ô tô và phụ tùng ô tô chiếm khối lượng xuất khẩu lớn nhất của Hàn Quốc sang Mỹ, ở mức 25% trong năm ngoái. So với 10 năm trước đây, khối lượng xuất khẩu của các mặt hàng này đã tăng vọt 75,5%.

Ngoài ra, hiệp định thương mại tự do cũng thúc đẩy hoạt động đầu tư song phương; trong đó, Mỹ là điểm đến số 1 đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các công ty Hàn Quốc. Mỹ cũng chiếm tỷ trọng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất vào Hàn Quốc.

Đáng chú ý, đầu tư của Hàn Quốc tại Mỹ tăng hơn gấp đôi, từ khoảng 7 tỷ USD trong năm 2012 lên mức 18,2 tỷ USD vào năm 2020; và đầu tư của Mỹ tại Hàn Quốc đã mở rộng lên mức 5,3 tỷ USD vào năm 2020, từ mức 3,67 tỷ USD.

Trong một nhận định liên quan, Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc, ông Yeo Han-koo cho hay: "Trong 10 năm, Hiệp định Thương mại Tự do Mỹ - Hàn Quốc (KORUS FTA) đã đóng vai trò thay đổi cuộc chơi, giúp nâng cấp quan hệ kinh tế và thương mại giữa hai bên".

Lê Thảo (Lược dịch từ Yonhap)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gỡ điểm nghẽn để thúc đẩy xuất nhập khẩu
Gỡ 'điểm nghẽn' để thúc đẩy xuất nhập khẩu

Mặc dù thủ tục hành chính ở nhiều bộ ngành liên quan đến thương mại hàng hoá xuyên biên giới đã được cải thiện, tuy nhiên doanh nghiệp xuất nhập khẩu vẫn gặp không ít khó khăn khi tuân thủ quy trình.