Thứ Tư, 16/08/2017 15:44

“Tin giả” có thể làm dịch bệnh diễn biến tồi tệ hơn

Theo một nghiên cứu mới đây, sự gia tăng của nạn tin giả - bao gồm những thông tin sai lệch và cả những lời khuyên không chính xác trên các phương tiện truyền thông xã hội - có thể làm cho các đợt bùng phát dịch bệnh, ví như bùng phát của dịch viêm phổi cấp do chủng mới của virus corona (COVID-19) hiện đang lan rộng ở Trung Quốc hiện nay càng trở nên tồi tệ hơn.

Đại gia công nghệ đối mặt sức ép về tin giảWHO: Dịch sởi tái hoành hành mạnh mẽ ở châu ÂuBáo giới ASEAN kêu gọi chống tin giả

Theo giáo sư Hunter, tin giả không tôn trọng tính chính xác và thường dựa trên các thuyết âm mưu. Ảnh minh hoạ: Shutterstock 

Trong một phân tích về tác động của sự lan truyền những thông tin sai lệch làm ảnh hưởng đến sự lây lan của dịch bệnh, các nhà khoa học tại Đại học Anh East Anglia (UEA) cho rằng, mọi nỗ lực nhằm ngăn chặn thành công việc chia sẻ tin giả đều có thể giúp cứu sống mạng người.

Khi nói đến dịch COVID-19, đã có rất nhiều suy đoán, thông tin sai lệch và tin tức giả mạo lưu hành trên internet - về nguồn gốc của virus, nguyên nhân và sự lây lan của nó, Giáo sư y học Paul Hunter của UEA – người  đứng đầu nghiên cứu trên tiết lộ. Ông cũng nói thêm rằng, thông tin sai lệch có nghĩa là những lời khuyên xấu có thể lưu hành rất nhanh, và có thể làm thay đổi hành vi của con người khiến họ có nguy cơ đối mặt với những rủi ro lớn hơn.

Trong nghiên cứu, nhóm của giáo sư Hunter tập trung vào 3 bệnh truyền nhiễm khác, bao gồm dịch cúm, thuỷ đậu và norovirus (virus viêm dạ dày và ngộ độc thực phẩm), nhưng cho biết những phát hiện này cũng có thể hữu ích để đối phó với dịch COVID-19.

Theo giáo sư Hunter, tin giả không tôn trọng tính chính xác và thường dựa trên các thuyết âm mưu. Nghiên cứu này đã được đăng tải trên nhiều tạp chí chuyên ngành khác nhau.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng việc giảm 10% lượng lời khuyên có hại đang được lưu hành có tác động giảm nhẹ đến mức độ nghiêm trọng của dịch, và có tác động tương đương với việc ngăn cản 20% số người chia sẻ những lời khuyên có hại.

Được biết, trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã tạo ra các mô phỏng lý thuyết về sự bùng phát của norovirus, cúm và bệnh thủy đậu.

Các mô hình dựa trên các nghiên cứu về hành vi thực tế, cách các bệnh khác nhau lây lan, thời gian ủ bệnh và thời gian phục hồi cũng như tốc độ và tần suất đăng tải các thông tin trên phương tiện truyền thông xã hội và việc chia sẻ thông tin thực tế.

Đồng thời, nghiên cứu cũng tính đến việc niềm tin vào các cơ quan chức năng thấp hơn có liên quan đến xu hướng tin vào các thuyết âm mưu, cách mọi người tương tác trong “bong bóng thông tin” trên mạng. Giáo sư Hunter thừa nhận một thực tế đáng lo ngại là mọi người thường có xu hướng chia sẻ những lời khuyên xấu trên các phương tiện truyền thông xã hội hơn là những lời khuyên tốt từ các nguồn tin đáng tin cậy.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Reuters)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu
Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu

Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 27/1/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, Bộ Y tế đã tổ chức các đoàn công tác do các đồng chí lãnh đạo Bộ là trưởng đoàn, đi kiểm tra công tác phòng, chống, giám sát dịch bệnh, nhất là tại các cửa khẩu để phát hiện sớm, xử lý kịp thời các trường hợp nghi ngờ, trường hợp mắc COVID-19; bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp lễ hội Xuân 2023 và khám chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe Nhân dân tại một số địa phương trọng điểm.