Thứ Tư, 18/04/2018 15:09

Toàn châu Âu triển khai hạn chế chặt chẽ để đối phó với đại dịch

Khi tình hình dịch bệnh đang diễn biến vô cùng phức tạp, Thủ tướng Đức Angela Merkel kêu gọi người dân chung tay phòng chống dịch như đợt dịch hồi mùa Xuân để làm chậm sự lây lan của COVID-19.

EU tiếp tục nới lỏng các quy định viện trợ chính phủ đến giữa năm 2021Các hãng hàng không châu Âu giảm giá vé để thu hút hành khách trở lạiThế giới gần 1 triệu ca tử vong, các nước châu Âu đối mặt với “mùa đông Covid-19”WHO: Châu Âu có thể chống lại COVID-19 mà không cần phong toả hoàn toànNhiều nước châu Âu thắt chặt lại hạn chế khi đại dịch COVID-19 tái bùng phátWHO lo ngại về số ca nhiễm COVID-19 tăng ở châu Âu

Toàn châu Âu triển khai hạn chế chặt chẽ để đối phó với đại dịch. Ảnh minh họa: Báo Lao động

“Những ngày tháng khó khăn vẫn đang ở phía trước. Mùa đông sắp tới sẽ như thế nào, Giáng Sinh của chúng ta sẽ như thế nào, tất cả sẽ được quyết định trong vài ngày tới dựa vào hành động của chúng ta”, Thủ tướng Đức Angela Merkel nhấn mạnh.

Trong khi đó, các hạn chế mới đã bắt đầu có hiệu lực ở một số quốc gia châu Âu khác.

Cụ thể, tại Paris và 8 thành phố khác của Pháp, nhà hàng, quán bar, rạp phim và nhiều cơ sở kinh doanh đã bị buộc phải đóng cửa muộn nhất là 9h tối để cố gắng hạn chế tối đa sự tiếp xúc của mọi người. Chính phủ nước này đã triển khai 12.000 cảnh sát để giám sát việc thực hiện quy định mới trong mùa dịch nghiêm trọng này.

Ở Anh, cảnh báo cấp 3 để chống lại đại dịch của Thủ tướng Boris Johnson đã có hiệu lực. Trong đó mỗi cấp độ sẽ có những hạn chế chặt chẽ hơn.

Vào ngày 17/10, người dân ở thành phố có cấp độ cảnh báo cấp 2 như London và York – thành phố cổ kính nhất nước Anh phải tuân theo lệnh hạn chế giao lưu với các hộ gia đình khác. Cùng lúc hạt Lancashire và Liverpool được áp đặt cấp độ cảnh báo cấp 3 với nhiều hạn chế nghiêm khắc nhất.

Ở Bắc Ireland, lệnh phong tỏa kéo dài 4 tuần vừa được áp dụng từ ngày 16/10. Tất cả các quán rượu và nhà hàng đều phải đóng cửa, trừ dịch vụ mua mang về và trường học sẽ phải đóng cửa trong 2 tuần.

Từ dữ liệu mới nhất tính từ ngày 16/10 vừa qua, Anh vừa ghi nhận thêm 136 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong của nước này lên chạm mốc 43.579 người.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đưa ra cảnh báo rằng các đơn vị chăm sóc đặc biệt ở Anh có thể sẽ đạt công suất hoạt động tối đa trong vài tuần tới nếu số ca nhiễm không giảm.

Bộ trưởng Ngoại giao Áo Alexander Schallenberg cũng vừa nhận được kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 và hiện đã được cách ly.

Như hầu hết các nước khác, Đức đang vật lộn với việc làm thế nào để tiếp tục cho trường học và các doanh nghiệp hoạt động, đồng thời hạn chế sự tiếp xúc của mọi người.

Cả người dân và chính phủ các nước như Italy, Cộng hòa Séc… đều cho rằng tình hình dịch bệnh đang cực kỳ phức tạp. Hiện nhiều biện pháp hạn chế đã và đang được triển khai để nỗ lực giảm thiểu tối đa sự lây lan.

Đan Lê (Lược dịch từ CNBC & Worldmeters)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu
Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu

Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 27/1/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, Bộ Y tế đã tổ chức các đoàn công tác do các đồng chí lãnh đạo Bộ là trưởng đoàn, đi kiểm tra công tác phòng, chống, giám sát dịch bệnh, nhất là tại các cửa khẩu để phát hiện sớm, xử lý kịp thời các trường hợp nghi ngờ, trường hợp mắc COVID-19; bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp lễ hội Xuân 2023 và khám chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe Nhân dân tại một số địa phương trọng điểm.