Thứ Sáu, 28/09/2018 15:34

Tổng thống Mỹ mời 40 nhà lãnh đạo thế giới dự hội nghị khí hậu

Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa gửi lời mời đến 40 nhà lãnh đạo thế giới để tham dự hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo về khí hậu. Sự kiện sẽ được tổ chức theo hình thức trực tuyến, và do ông Joe Biden chủ trì từ ngày 22 – 23/4.

ADB đảm bảo 300 triệu USD tài trợ cho các dự án “phục hồi xanh”Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhóm họp về tác động của nóng lên toàn cầu

Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Các nhà lãnh đạo được mời bao gồm Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, Tổng thống Nga Vladimir Putin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình...

Trong một tuyên bố, Nhà Trắng cho biết: “Hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo… sẽ nhấn mạnh tính cấp thiết - và những lợi ích kinh tế - của hành động khí hậu mạnh mẽ hơn. Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã nhấn mạnh sự cần thiết phải hạn chế sự nóng lên của hành tinh ở mức 1,5 độ C, nhằm ngăn chặn những tác động tồi tệ nhất của tình trạng biến đổi khí hậu. Mục tiêu chính… sẽ là xúc tác cho những nỗ lực để giữ mục tiêu 1,5 độ C đó nằm trong tầm tay”.

Hội nghị thượng đỉnh cũng sẽ nêu bật các điển hình về cách mà tham vọng về khí hậu được nâng cao sẽ giúp tạo ra những việc làm được trả lương tốt, thúc đẩy các công nghệ đổi mới, cũng như giúp các quốc gia dễ bị tổn thương thích ứng với tác động của khí hậu.

Hãng Thông tấn The Straits Times ngày hôm nay (28/3) dẫn nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Singapore cho hay, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã nhận lời mời của ông Joe Biden để tham dự hội nghị thượng đỉnh trực tuyến.

Trong một tuyên bố báo chí, Bộ Ngoại giao Singapore nhận định: “Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa hiện hữu đối với nhân loại và đòi hỏi một phản ứng toàn cầu có sự phối hợp và bền vững. Là một quốc đảo nhỏ, Singapore đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động của biến đổi khí hậu. Singapore hoan nghênh sự lãnh đạo của Mỹ trong việc triệu tập hội nghị thượng đỉnh này. Đây sẽ là một cột mốc quan trọng trên con đường đến Hội nghị về Biến đổi Khí hậu của Liên Hiệp quốc (COP-26) vào tháng 11 tại Glasgow”.

Thanh Ngân (Lược dịch từ The Straits Times)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng là quá lớn, gây áp lực đáng kể lên lực lượng cứu hộ ở hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, đồng thời làm cạn kiệt các nguồn lực quan trọng cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023
6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023

Đại dịch COVID-19 đang diễn ra, những cú sốc địa chính trị và lạm phát kéo dài dự kiến sẽ tiếp tục là những rủi ro chính trong năm 2023. Tuy nhiên, châu Á có thể sẽ là một điểm sáng trong bối cảnh những cơn gió ngược ngày càng gia tăng, khi khả năng phục hồi của khu vực một lần nữa được thể hiện.

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine
Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine

Tính từ năm 2015, Nông dân chăn nuôi vịt người Pháp Herve Dupouy đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Dù vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại của ông, người nông dân Pháp Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.

Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững
Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đang thúc đẩy chương trình nghị sự năm 2023, nhằm xây dựng một tương lai kiên cường và bền vững, khi các quan chức đến từ 21 nền kinh tế thành viên nhóm họp tại Hội nghị quan chức cấp cao APEC lần thứ nhất và các cuộc họp liên quan.