Thứ Bảy, 09/02/2019 08:11

Triển vọng cho quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ - ASEAN

Giới chuyên gia nhận định, châu Á, cái nôi của một số nền văn minh lâu đời, một lần nữa đã chiếm được vai trò quan trọng trên trường thế giới.

Địa Trung Hải trở thành "điểm nóng cháy rừng"Cháy rừng hoành hành khắp Nam ÂuThổ Nhĩ Kỳ phong tỏa toàn diện để ngăn Covid-19, Nhật Bản tăng công suất tiêm chủngThổ Nhĩ Kỳ tìm nguồn cung ứng sản phẩm, linh kiện điện tử từ Việt NamTổng thống Nga V.Putin: Điểm nóng khủng bố quốc tế ở Syria thực sự được loại bỏ

Thổ Nhĩ Kỳ và ASEAN cam kết tăng cường nỗ lực thúc đẩy mối quan hệ song phương. Ảnh minh họa: thailand-business-news.com/TTXVN/Vietnam+

Là nơi có dân số trẻ nhất và các nền kinh tế năng động nhất trên thế giới, trọng tâm của nền kinh tế toàn cầu đã chuyển sang châu Á.

Thổ Nhĩ Kỳ có lịch sử về mối quan hệ lâu đời và gắn bó sâu sắc với các quốc gia thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Hiện Thổ Nhĩ Kỳ đặt mục tiêu tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác với châu Á thông qua Sáng kiến ASEAN Anew, được ra mắt vào năm 2019.

Có thể nói, ASEAN có một vị trí trung tâm trong chính sách đối ngoại của Thổ Nhĩ Kỳ với châu Á. Vào năm 2017, quốc gia này đã thiết lập quan hệ đối tác theo ngành nghề, lĩnh vực với ASEAN. Điều này giúp 2 bên thúc đẩy hợp tác trong nhiều vấn đề, từ thương mại đến du lịch. Trong đó, Hội nghị thượng đỉnh ba bên Thổ Nhĩ Kỳ - ASEAN lần thứ ba sẽ diễn ra vào ngày 9/8/2021 được dự đoán sẽ là cơ hội lớn để đưa các ý tưởng và đề xuất cụ thể của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đối với tất cả các lĩnh vực hợp tác.

Với tư cách là nền kinh tế lớn thứ 5 trên thế giới, ASEAN có tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài châu Á. Cùng với Trung Quốc và Ấn Độ, ASEAN không những đóng góp rất lớn cho tăng trưởng của nền kinh tế châu Á, mà còn cả tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu.

Cùng lúc, Thổ Nhĩ Kỳ cũng là một trung tâm thu hút của khu vực Trung Đông và hơn thế nữa. Mặc dù đại dịch đặt ra thách thức to lớn đối với đất nước, cũng như phần còn lại của thế giới, song Thổ Nhĩ Kỳ vẫn nỗ lực đạt được tăng trưởng kinh tế vào năm 2020, một dấu hiệu rõ ràng chứng minh khả năng phục hồi và tinh thần, tính chất năng động của nền kinh tế nước này.

Tương tự với nhiều nước ASEAN, khu vực tư nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ là động lực thúc đẩy tăng trưởng của Thổ Nhĩ Kỳ. Mặt khác, dân số trẻ và có trình độ học vấn là nhân tố chính giúp nước này đạt được tăng trưởng bền vững.

Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ kết nối hai miền Đông, Tây, mà còn kết nối hai miền Bắc, Nam. Được biết, Istanbul là trụ sở khu vực của nhiều công ty đa quốc gia từ 25 nước trên thế giới. Điều này làm cho Thổ Nhĩ Kỳ trở thành một cường quốc kinh tế với thị trường phát triển nhanh, môi trường kinh doanh thân thiện và khu vực tư nhân năng động.

Tương tự như vậy, với việc ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP), ASEAN cũng đã và đang củng cố vị thế là cửa ngõ vào thị trường hơn 2 tỷ dân.

Theo các chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ, có một tiềm năng to lớn hiện vẫn chưa được khai thác để cải thiện đáng kể mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai bên. Trong đó, phía thổ Nhĩ Kỳ đã triển khai các bước đi cụ thể để thúc đẩy bao gồm:

Thổ Nhĩ Kỳ đã mở đại sứ quán tại tất cả 10 quốc gia thành viên ASEAN, cũng như thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Indonesia, Malaysia và Singapore. Các cuộc đàm phán về các hiệp định tương tự với Thái Lan và Indonesia đang được tiến hành. Việc mở rộng FTA với Malaysia về các lĩnh vực như dịch vụ, thương mại điện tử và đầu tư đang trên đà phát triển.

Thêm vào đó, trong những năm gần đây, Turkish Airlines đã và đang đa dạng hóa các điểm đến của 6 nước ASEAN, cũng như tăng tần suất chuyến bay để tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động du lịch và kinh doanh.

Với những nỗ lực của mình, Thổ Nhĩ Kỳ đã chứng kiến kết quả cụ thể của những bước đi này trước sự quan tâm ngày càng tăng của cộng đồng doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ và các nhà đầu tư tại ASEAN. Ngoài ra, chính phủ nước này cũng vui mừng chào đón ngày càng nhiều đoàn doanh nghiệp từ các nước ASEAN đến kinh doanh tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong mối quan hệ song phương giữa Thổ Nhĩ Kỳ và ASEAN, thương mại và đầu tư là động lực chính. Tuy nhiên, tầm nhìn trong tương lai sẽ không chỉ bị giới hạn như vậy. Trong đó, cả hai bên sẽ hướng đến mục tiêu xây dựng mối quan hệ bền chặt hơn, mạnh mẽ hơn về an ninh, đối thoại chính trị, phát triển bền vững, xây dựng năng lực, hợp tác về môi trường, khoa học và công nghệ, cũng như văn hóa và giáo dục.

Được biết, Thổ Nhĩ Kỳ đánh giá cao lập trường cân bằng, hợp lý và có nguyên tắc của ASEAN đối với các vấn đề khu vực. Thổ Nhĩ Kỳ chia sẻ những giá trị tương tự như tính toàn diện, sự thịnh vượng chung cho tất cả mọi người và nhấn mạnh vào sự hợp tác, không phải cạnh tranh. Những giá trị này rất quan trọng để đạt được một tương lai tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người.

Giới chức Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh, Sáng kiến ASEAN Anew xác định tầm nhìn chiến lược mới của nước này đối với châu lục. ASEAN là đối tác chính để đất nước thực hiện tầm nhìn này.

Đan Lê (Lược dịch từ Khmer Times)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM