Thứ Hai, 27/11/2017 09:24

Triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới giảm, tốc độ phục hồi bị trì hoãn

Sau khảo sát các chuyên gia kinh tế, hãng tin Reuters kết luận triển vọng kinh tế cho các nước phát triển trong năm nay giảm đi trông thấy trong tháng vừa qua, khi đại dịch COVID-19 hoành hành khắp nhiều khu vực, từ châu Á sang châu Mỹ.

World Bank: Nam Á dự báo đối mặt suy thoái kinh tế tồi tệ nhất trong 40 năm quaCiti cắt giảm dự báo tăng trưởng GDP của ASEAN xuống còn 2,9%Cần “nỗ lực toàn cầu” để giải quyết khủng hoảng kinh tế leo thang do COVID-19Đông Nam Á cần chú trọng thúc đẩy các ngành công nghiệp triển vọng mớiCác nước triển khai chính sách kinh tế khi dịch COVID-19 vẫn phức tạp

Tốc độ phục hồi kinh tế bị trì hoãn. Ảnh minh họa: KT/ VOV

Cụ thể, sự phục hồi mạnh mẽ hình chữ V thậm chí sẽ chỉ bằng 1/5 so với dự đoán ban đầu.

Khi nhiều quốc gia bắt đầu nới lỏng hạn chế vốn được thiết lập để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19 đã lây nhiễm cho hơn 5,5 triệu người trên toàn cầu, thị trường chứng khoán đang bắt đầu trở lại đường đua với hi vọng về một tương lai tươi sáng.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng sâu sắc đối với nền kinh tế và sự phục hồi có thể sẽ mất rất nhiều thời gian, nhất là khi tình hình đại dịch vẫn đang rất phức tạp và biến chuyển theo từng giai đoạn, tác động đến từng quốc gia vào những thời điểm khác nhau, mọi chuyện vẫn chưa có gì là chắc chắn.

Dựa trên những yếu tố này, cuộc thăm dò ý kiến của Reuters được thực hiện trong vài tuần qua với sự tham gia của hơn 250 nhà kinh tế cho thấy suy thoái ở hầu hết các nền kinh tế lớn sẽ sâu sắc hơn so với dự đoán đã đưa ra trước đó.

“Về nhiều mặt, triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu dường như đang gặp phải một chướng ngại vật. Cụ thể, giai đoạn đầu, nền kinh tế rơi vào một lỗ hổng lớn khi Trung Quốc sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quý I, sau đó sẽ là phần còn lại của thế giới trong quý II và kéo dài đến tận quý III. Ở giai đoạn hai, thách thức xuất hiện khi các nước nỗ lực mở cửa trở lại, bình thường hóa nền kinh tế mà không để dịch bệnh tái bùng phát. Sau đó là đối phó với tác động của niềm tin tiêu dùng giảm, rủi ro trong kích thích tài chính và tiền tệ tăng, chiến tranh công nghệ cũng đang là thách thức chờ đợi trước mắt”, Ethan Harris – người đứng đầu Bộ phận Nghiên cứu Kinh tế toàn cầu thuộc ngân hàng Bank of America Merill Lynch (Mỹ) cho hay.

Gần ¾ trong số các nhà kinh tế được hỏi, tức khoảng 69 trên tổng số 94 người trả lời rằng sự phục hồi sẽ theo dạng hình chữ U, với một “vùng lõm” kéo dài, trong đó tốc độ phục hồi không nhanh bằng tốc độ giảm tăng trưởng.

Chỉ có 15 chuyên gia nhận định có thể nền kinh tế thế giới sẽ phục hồi mạnh mẽ theo dạng hình chữ V. Sự phục hồi hình chữ W, với mức độ phục hồi mạnh mẽ có thể kéo theo nguy cơ suy giảm mạnh khác, hay phục hồi hình chữ L, tức khả năng nền kinh tế đi ngang sau suy thoái cũng được dự đoán.

Hiện nền kinh tế toàn cầu được dự đoán sẽ giảm 3,2% trong năm 2020 này, tăng cao so với mức giảm 2,0% đã đưa ra trong cuộc thăm dò hồi ngày 23/4. Không có nhà kinh tế nào bỏ phiếu tin tưởng rằng nền kinh tế có thể tăng trưởng trong năm nay. Được biết, trước khi xảy ra đại dịch, dự báo tăng trưởng dành cho kinh tế toàn cầu dao động từ 2,3% - 3,6%.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội nghị các Bộ trưởng Tài chính G20 tập trung bàn về vấn đề nợ và tiền điện tử
Hội nghị các Bộ trưởng Tài chính G20 tập trung bàn về vấn đề nợ và tiền điện tử

Các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) sẽ nhóm họp tại Ấn Độ vào tuần tới để thảo luận về vấn đề nợ đang gia tăng giữa các nước đang phát triển, quy định về tiền điện tử và nỗi lo suy thoái toàn cầu.

Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu
Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu

Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 27/1/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, Bộ Y tế đã tổ chức các đoàn công tác do các đồng chí lãnh đạo Bộ là trưởng đoàn, đi kiểm tra công tác phòng, chống, giám sát dịch bệnh, nhất là tại các cửa khẩu để phát hiện sớm, xử lý kịp thời các trường hợp nghi ngờ, trường hợp mắc COVID-19; bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp lễ hội Xuân 2023 và khám chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe Nhân dân tại một số địa phương trọng điểm.