Thứ Sáu, 22/09/2017 19:35

Từ sự phục hồi của Vũ Hán đến niềm tin cho thế giới

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới đây cho biết, tâm dịch ban đầu ở Trung Quốc đã lần đầu tiên không ghi nhận ca nhiễm virus SARS-CoV-2 mới nào. Có thể nói, đây là hi vọng lớn cho phần còn lại của thế giới trong cuộc chiến chống lại đại dịch COVID-19.

Mỹ nên tập hợp G7, NATO và các đồng minh khác để đối phó với COVID-19Australia chi thêm 66 tỷ AUD để đối phó với dịch Covid-19Mỹ-Canada-Mexico đạt thỏa thuận ngăn chặn sự lây lan dịch COVID-19COVID-19: WHO nỗ lực đảm bảo nguồn cung thiết bị bảo vệ cá nhân

Kể từ sau trường hợp ghi nhận dương tính gần nhất, nếu liên tiếp 14 ngày không có ca nhiễm mới, có thể Vũ Hán sẽ dần được gỡ bỏ lệnh phong tỏa. Ảnh minh họa: Thanh Niên

Cụ thể, vào ngày 19/3, thành phố Vũ Hán tuyên bố không có ca nhiễm mới ghi nhận trong vòng 24h lần đầu tiên kể từ khi dịch bệnh bùng phát hồi tháng 12/2019 khiến hơn 250.000 người lây nhiễm trên toàn thế giới và cướp đi mạng sống của hơn 11.000 người.

“Vũ Hán đã mang đến hi vọng cho thế giới ngay cả khi tình huống nghiêm trọng nhất cũng có thể xảy ra. Tất nhiên, chúng ta vẫn phải thận trọng. Tình hình có thể đảo ngược. Tuy nhiên, kinh nghiệm và sự can đảm của các thành phố và quốc gia đã đầy lùi bệnh dịch mang lại hi vọng và niềm tin dạt dào cho phần còn lại của thế giới”-Người đứng đầu WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh trong bài phát biểu trực tuyến ở Geneva cho hay.

Nhìn chung, hiện Trung Quốc chỉ báo cáo ghi nhận một số ít ca nhiễm mới mỗi ngày, phần lớn là du khách nước ngoài. Điều này là dễ hiểu khi tâm dịch đã chuyển từ châu Á sang châu Âu – khu vực có Italy đã báo cáo nhiều ca tử vong hơn so với Trung Quốc.

Bệnh dịch không chừa một ai

Theo nhận định của Tổng Giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus, mặc dù người lớn tuổi là đối tượng bệnh nhân dễ nhiễm virus và chịu tổn thương nặng nề nhất do tác động của dịch bệnh, song những người trẻ tuổi hơn cũng không phải là ngoại lệ. Mọi cá nhân đều có nguy cơ nhiễm virus nguy hiểm SARS-CoV-2. Điều cần thiết lúc này chính là sự đoàn kết giữa các thế hệ để đánh bại sự lây lan của dịch bệnh.

Tuyên bố được đưa ra khi Chuyên gia Michael Ryan, Giám đốc điều hành Chương trình y tế khẩn cấp của Tổ chức WHO thông tin rằng 2 trên 3 bệnh nhân dương tính đang trong tình trạng nguy hiểm ở Italy đều là người dưới 70 tuổi.

Khoảng cách vật lý

WHO cho biết, hiện tổ chức cũng đang sử dụng thuật ngữ “khoảng cách vật lý”, thay vì “khoảng cách xã hội” để mô tả sự cần thiết phải duy trì khoảng cách giữa mọi người nhằm đảm bảo tránh virus lây lan.

Mặc dù mọi người cần phải đối mặt với tình trạng cô lập về khoảng cách vật lý giữa người với người, song không phải trở nên bị cô lập giữa xã hội. Điều quan trọng là phải duy trì tình trạng sức khỏe và tinh thần tốt nhất trong cuộc khủng hoảng về sức khỏe toàn cầu này.

“Chúng tôi muốn mọi người vẫn kết nối với nhau”, Tờ The ASEAN Post dẫn lời nhấn mạnh của Tổng Giám đốc Tedros.

Cụ thể, khi gửi lời khuyên đến mọi công dân về cách duy trì sức khỏe tinh thần và thể chất trong cuộc khủng hoảng, vị lãnh đạo cho biết mọi người nên tập thể dục và ăn uống theo chế độ lành mạnh để cải thiện hệ thống miễn dịch của mình. Riêng đối với những người có thói quen hút thuốc, Tổng Giám đốc Tedros kêu gọi ngưng hút thuốc, bởi hút thuốc có khả năng làm trầm trọng tình trạng bệnh nếu bệnh nhân đã nhiễm COVID-19.

Là một trong những động thái trong chuỗi hành động chống dịch, WHO cũng cho ra mắt dịch vụ nhắn tin cảnh báo y tế mới trên Whatsapp, trong đó bao gồm những thông tin về tình hình dịch bệnh, chi tiết về các triệu chứng và cách phòng chống virus.

Hiện dịch vụ đang được triển khai bằng tiếng Anh. Các ngôn ngữ khác sẽ được áp dụng vào tuần tới.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ The ASEAN Post)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng là quá lớn, gây áp lực đáng kể lên lực lượng cứu hộ ở hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, đồng thời làm cạn kiệt các nguồn lực quan trọng cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023
6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023

Đại dịch COVID-19 đang diễn ra, những cú sốc địa chính trị và lạm phát kéo dài dự kiến sẽ tiếp tục là những rủi ro chính trong năm 2023. Tuy nhiên, châu Á có thể sẽ là một điểm sáng trong bối cảnh những cơn gió ngược ngày càng gia tăng, khi khả năng phục hồi của khu vực một lần nữa được thể hiện.

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine
Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine

Tính từ năm 2015, Nông dân chăn nuôi vịt người Pháp Herve Dupouy đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Dù vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại của ông, người nông dân Pháp Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.

OPEC Giá dầu có khả năng sẽ phục hồi trong năm nay
OPEC: Giá dầu có khả năng sẽ phục hồi trong năm nay

Giá dầu có thể sẽ phục hồi trong năm 2023, với số lượng ngày càng tăng các dự báo cho thấy khả năng quay trở lại mức 100 USD/thùng, Hãng thông tấn Reuters dẫn lời các quan chức từ các quốc gia thành viên thuộc Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cho hay.

Đặt niềm tin vào U17 Huế
Đặt niềm tin vào U17 Huế

Được đá vòng loại trên sân nhà, U17 Huế không giấu giếm tham vọng kế tục thành tích của đàn anh cách đây một năm - lọt vào chung kết Giải Bóng đá vô địch U17 Quốc gia 2023.