Thứ Hai, 03/02/2020 20:51

Tuyên bố về Biển Đông là cách tốt nhất hướng đến hòa bình và an ninh trên vùng biển

Nhờ nỗ lực của Trung Quốc và các nước ASEAN, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông đã được chính thức ký kết tại Phnom Penh (Campuchia) vào tháng 11/2002. Tuyên bố là một sáng kiến ngoại giao có ý nghĩa đặc biệt và là một sự kiện lớn trong lịch sử của Quan hệ Trung Quốc – ASEAN, cũng như là thành công trong nỗ lực của lịch sử quan hệ quốc tế đương đại, thể hiện trí tuệ và sức sáng tạo của tập thể. Tuyên bố này là sản phẩm của khả năng quản lý sự khác biệt giữa Trung Quốc và ASEAN thông qua các thể chế và việc xây dựng các nguyên tắc mà không có sự can thiệp từ bên ngoài.

Việt Nam khẳng định tự do hàng hải, hàng không ở Biển ĐôngARF kêu gọi duy trì an ninh và tự do hàng hải tại Biển Đông

Cần xử lý ổn thỏa vấn đề Biển Đông để đảm bảo và duy trì hòa bình, an ninh trên vùng biển. Ảnh minh họa: Cảnh sát biển Việt Nam

Kể cả khi đã được ký kết, mặc dù tuyên bố này không ràng buộc về mặt pháp lý như một hiệp ước quốc tế, nhưng đã đóng một vai trò không thể thay thế trong nhiều năm, trong việc duy trì sự ổn định và quản lý những khác biệt trên Biển Đông. Nó đã trở thành văn kiện chỉ đạo cho các nước xung quanh Biển Đông xây dựng lòng tin lẫn nhau, giúp ổn định Biển Đông, quản lý xung đột và thúc đẩy hợp tác.

Trung Quốc và ASEAN là hai nước láng giềng quan trọng, đối tác thương mại lớn và cũng là đối tác chiến lược toàn diện của nhau. Do đó, nếu vấn đề Biển Đông không được xử lý ổn thỏa, có khả năng sẽ rất ảnh hưởng đến quan hệ song phương. Hiện tại, Trung Quốc và ASEAN đang đứng ở ngã 3 đường của Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Điều 10 của Tuyên bố đã chỉ rõ rằng, việc thông qua COC là một mục tiêu rõ ràng và cuối cùng. Thất bại trong tiến trình tham vấn COC sẽ không chỉ là không thực hiện đầy đủ tuyên bố, mà còn ảnh hưởng đến sự tin cậy lẫn nhau về chính trị giữa Trung Quốc và ASEAN.

Cách duy nhất để tránh những khả năng này là thực hiện cách tiếp cận thực tế hơn đối với hợp tác hàng hải theo khuôn khổ tuyên bố, đồng thời tiến nhanh hơn trong việc xây dựng các quy tắc và cơ chế an ninh ở Biển Đông thông qua tham vấn COC, với mục đích cuối cùng là duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông. Tham vấn COC là sứ mệnh chung của Trung Quốc và 10 nước ASEAN; việc xây dựng COC sẽ giúp thực hiện hóa các mối quan hệ Trung Quốc – ASEAN ổn định về lâu dài và sự đồng thuận về COC sẽ giúp cho các bên liên quan đến các vấn đề về Biển Đông được hưởng lợi.

Ở giai đoạn này, các nước cần hướng tới mục tiêu tăng cường sự tin cậy lẫn nhau, xây dựng sự đồng thuận và tìm kiếm điểm chung, song vẫn duy trì tính riêng biệt trong các cuộc tham vấn COC. Các chuyên gia nhận định rằng, các cuộc tham vấn cấp cao sẽ không thể tiến triển nếu không có sự tin tưởng lẫn nhau. Đồng thuận chính là yếu tố mở đầu hợp lý và là điều kiện cần thiết để xây dựng một cơ chế đa phương...

Tóm lại, việc thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông và tham vấn COC là lựa chọn duy nhất để Trung Quốc và ASEAN cùng nhau xây dựng “một ngôi nhà tươi đẹp” trên Biển Đông. Chỉ bằng cách hướng tới các mục tiêu chung và vượt qua khó khăn, các bên sẽ đạt được thành công trong tiến trình tham vấn COC.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ Khmer Times)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Triển khai toàn diện Nghị định 03 2019 NĐ-CP của Chính phủ
Triển khai toàn diện Nghị định 03/2019/NĐ-CP của Chính phủ

Sáng 9/2, Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ Công an tổ chức Hội nghị giao ban thực hiện Nghị định số 03/2019/NĐ-CP ngày 5/9/2019 của Chính phủ về phối hợp giữa Bộ Quốc phòng và Bộ Công an theo hình thức trực tuyến. UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình tham dự tại điểm cầu Thừa Thiên Huế.

Giữ vững an ninh trật tự vùng ven thành phố
Giữ vững an ninh trật tự vùng ven thành phố

Với quyết tâm không khoan nhượng với các loại tội phạm, lực lượng công an các xã, phường vùng ven TP. Huế đã và đang siết chặt “vòng vây”, đẩy mạnh công tác tuần tra đêm để kịp thời ngăn chặn, phát hiện, xử lý các đối tượng phạm pháp, giữ vững an ninh trật tự tại cơ sở.

Hướng tới hệ thống an ninh toàn cầu bình đẳng
Hướng tới hệ thống an ninh toàn cầu bình đẳng

Thế giới đang trải qua những thay đổi nhanh chóng do đại dịch COVID-19 vẫn chưa được ngăn chặn, đà phục hồi kinh tế toàn cầu còn chậm chạp, chuỗi công nghiệp và chuỗi cung ứng vẫn chưa ổn định. Đồng thời, xung đột giữa Nga và Ukraine cũng đẩy nhanh tốc độ thay đổi của toàn cầu.

Trao thưởng Giải Điền kinh học sinh toàn quốc năm 2022
Trao thưởng Giải Điền kinh học sinh toàn quốc năm 2022

Sáng 13/1, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh tổ chức báo cáo và khen tặng thành tích của các Đoàn tham gia tại Giải Điền kinh học sinh phổ thông và Hội thao Giáo dục quốc phòng - an ninh (GDQP - AN) học sinh trung học phổ thông toàn quốc năm 2022.

Mỹ, Nhật công bố kế hoạch củng cố liên minh
Mỹ, Nhật công bố kế hoạch củng cố liên minh

Hôm qua (11/1), các quan chức đối ngoại và quốc phòng hàng đầu của Mỹ và Nhật Bản đã công bố kế hoạch tăng cường liên minh lâu năm của hai nước nhằm giúp chống lại các mối đe dọa và thách thức đang ngày càng gia tăng, hãng thông tấn AP đưa tin.