Thứ Sáu, 10/05/2019 11:05

Úc hỗ trợ thêm 2,6 triệu liều vắc xin cho Việt Nam

Ngoại trưởng Úc Marise Payne thông báo chính phủ nước này sẽ hỗ trợ Việt Nam thêm 2,6 triệu liều vắc xin, trong đó hàng trăm ngàn liều sẽ về Việt Nam trong vài tuần tới.

Australia hỗ trợ các đối tác Đông Nam Á ứng phó với biến đổi khí hậu

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Ngoại trưởng Úc Marise Payne ngày 9-11 - Ảnh: chinhphu.vn

Thông tin hỗ trợ vắc xin được Ngoại trưởng Marise Payne đưa ra trong hai cuộc gặp với người đồng cấp Việt Nam Bùi Thanh Sơn và Thủ tướng Phạm Minh Chính trong cùng ngày 9-11. Bà Payne đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam nhân hội nghị ngoại trưởng thường niên giữa hai nước.

Việc Úc hỗ trợ thêm vắc xin COVID-19 cho Việt Nam là kết quả của phiên làm việc giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Scott Morrison tại Hội nghị COP26 diễn ra tại Anh, theo Bộ Ngoại giao.

Tính đến thời điểm hiện tại Úc đã cam kết hỗ trợ Việt Nam 7,8 triệu liều vắc xin, bao gồm 2,6 triệu liều bà Payne công bố ngày 9-11 và sẽ giao ngay 700.000 liều vắc xin cho Việt Nam "trong vài tuần tới".

Trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính ngày 9-11, bà Payne nhấn mạnh Úc hết sức coi trọng và xem Việt Nam là trọng tâm ưu tiên trong nhiều vấn đề. 

Ngoại trưởng Úc cũng bày tỏ mong muốn nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam trong thời gian tới, đánh giá cao lập trường của Việt Nam về vấn đề Biển Đông, giải quyết hòa bình các tranh chấp theo luật pháp quốc tế.

Về phần mình, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Úc tiếp tục duy trì viện trợ phát triển chính thức cho Việt Nam và xem xét mở cửa thị trường cho một số sản phẩm nông - thủy sản.

Thủ tướng cảm ơn và đề nghị Úc tiếp tục tạo thuận lợi cho cộng đồng người Việt tại Úc, tiếp tục cấp học bổng và khuyến khích, tạo điều kiện cho sinh viên Việt Nam. Thủ tướng cũng đề nghị hai nước tiếp tục ủng hộ lẫn nhau và giữa ASEAN - Úc trong các vấn đề hòa bình, hợp tác, phát triển trong khu vực và trên thế giới, trong đó có vấn đề Biển Đông.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn tặng hoa cho Ngoại trưởng Úc Marise Payne ngày 9/11 - Ảnh: BÁO QUỐC TẾ

Trong cuộc gặp khác cùng ngày 9-11, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Marise Payne nhất trí tăng cường hợp tác về khoa học công nghệ và lao động giữa hai nước. Theo đó, Úc sẽ xem xét áp dụng chính sách "thị thực nông nghiệp" cho lao động Việt Nam.

Hai bên cũng nhất trí tăng cường các nội dung hợp tác về quốc phòng như đào tạo, quân y, công nghiệp quốc phòng và hợp tác trong các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc.

Bộ trưởng Payne khẳng định Úc sẽ tiếp tục cung cấp học bổng cho học sinh, sinh viên Việt Nam và xem xét cho phép sinh viên Việt Nam đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin quay lại nước này học tập.

Theo Ngoại trưởng Úc, Canberra sẽ đẩy mạnh hợp tác, thúc đẩy phát triển bền vững của khu vực tiểu vùng Mekong, nhất là trong lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậu và khẳng định Úc ủng hộ Việt Nam tổ chức Diễn đàn ASEAN về hợp tác tiểu vùng vì phát triển bền vững và tăng trưởng bao trùm vào cuối tháng 11-2021. 

Hai bộ trưởng cũng trao đổi quan điểm, lập trường của hai bên về vấn đề Biển Đông, khẳng định các tranh chấp cần được giải quyết hòa bình, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS 1982.

Theo Tuoitre

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Việt Nam góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác ASEAN-Italy
Việt Nam góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác ASEAN-Italy

Ngày 202/, Ủy ban ASEAN tại Rome (ACR), dưới sự chủ trì của Chủ tịch ACR, Đại sứ Việt Nam tại Italy Dương Hải Hưng đã tổ chức một số cuộc họp với các đối tác quan trọng tại Italy để thảo luận một số đề xuất và dự kiến hợp tác trong thời gian tới.

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine
Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine

Tính từ năm 2015, Nông dân chăn nuôi vịt người Pháp Herve Dupouy đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Dù vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại của ông, người nông dân Pháp Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.