Thứ Bảy, 14/04/2018 14:48

Úc: Rạn san hô Great Barrier đã mất một nửa trong vòng 3 thập kỷ

Rạn san hô Great Barrier của Australia đã mất 50% quần thể san hô trong ba thập kỷ qua, và biến đổi khí hậu là nguyên nhân chính gây ra xáo trộn rạn san hô theo một nghiên cứu mới đây.

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng khu vực nặng nề nhấtCác công ty thực phẩm Anh kêu gọi quy tắc cứng rắn hơn để ngăn chặn nạn phá rừngBăng ở Biển Bering ở mức thấp nhất trong 5.500 năm

Rạn san hô là môi trường cư ngụ của hàng ngàn loài sinh vật biển. Ảnh minh họa: TTXVN

Các nhà nghiên cứu từ Trung tâm Nghiên cứu Rạn san hô ARC ở bang Queensland (Úc) đã đánh giá các cộng đồng san hô và kích thước tập đoàn của chúng dọc theo chiều dài của Great Barrier Reef từ năm 1995 đến năm 2017, và tìm thấy sự suy giảm của hầu như tất cả các quần thể san hô.

Các rạn san hô là một trong những hệ sinh thái biển sôi động nhất trên hành tinh - từ một phần tư đến một phần ba tổng số loài sinh vật biển sống dựa vào chúng tại một số thời điểm trong vòng đời của chúng.

Great Barrier Reef, rạn san hô lớn nhất thế giới, có diện tích gần 133.000 dặm vuông và là nơi trú ngụ của hơn 1.500 loài cá, 411 loài san hô đá và hàng chục loài khác.

“Chúng tôi nhận thấy số lượng san hô nhỏ, vừa và lớn trên Great Barrier Reef đã giảm hơn 50% kể từ những năm 1990,” Giáo sư Terry Hughes - đồng tác giả nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Rạn san hô ARC cho biết.

Các rạn san hô là nền tảng cho sức khỏe của các hệ sinh thái biển - không có chúng, các hệ sinh thái sẽ sụp đổ và sinh vật biển chết.

Kích thước quần thể san hô cũng được coi là rất quan trọng khi nói đến khả năng sinh sản của san hô.

Andy Dietzel, một nghiên cứu sinh tại Trung tâm Nghiên cứu Rạn san hô ARC cho biết: “Một quần thể san hô sôi động có hàng triệu san hô nhỏ, cũng như nhiều san hô lớn - những san hô mẹ lớn sinh ra hầu hết các ấu trùng”. Ông nói thêm: “Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy khả năng phục hồi của rạn san hô Great Barrier Reef bị tổn hại so với trước đây, vì có ít san hô non hơn và ít san hô trưởng thành có thể sinh sản hơn.”

Theo các chuyên gia, sự suy giảm dân số xảy ra ở cả các loài san hô nước nông và nước sâu, nhưng san hô phân nhánh và san hô hình bàn - cung cấp môi trường sống cho cá - bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi các sự kiện tẩy trắng hàng loạt vào năm 2016 và 2017 do đợt sóng nhiệt cao kỷ lục.

“Không có thời gian để mất - chúng ta phải giảm mạnh lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính càng sớm càng tốt,” các tác giả báo cáo cảnh báo trong bài báo đăng trên tạp chí Proceedings of the Royal Society.

Anh Tuấn (Lược dịch từ CNN)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới
Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới

Theo các nhà khoa học và các nhóm bảo vệ môi trường, thời tiết khô hạn ít tuyết trong nhiều tuần của mùa đông vừa qua đã làm dấy lên lo ngại rằng Italia có thể phải đối mặt với một đợt hạn hán khác sau tình trạng khẩn cấp vì hạn hán vào mùa hè năm ngoái. Được biết trong mùa đông mới đây, dãy núi Alps chỉ nhận được lượng tuyết rơi chưa bằng một nửa so với bình thường.

Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng
Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng

Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai thế giới, có thể sẽ phải chứng kiến nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan hơn, bao gồm các đợt sóng nhiệt khắc nghiệt, lũ lụt lớn và tình trạng hạn hán nghiêm trọng, đặt ra những thách thức đối với an ninh lương thực và an ninh năng lượng của quốc gia này.

Chuyển đổi năng lượng trong thập kỷ vàng của Đông Nam Á
Chuyển đổi năng lượng trong thập kỷ vàng của Đông Nam Á

Các thị trường trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang phải đối mặt với những rủi ro kinh tế do tình trạng biến đổi khí hậu gây ra, với báo cáo của Công ty tư vấn quản trị toàn cầu McKinsey dự báo 8 - 13% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm sẽ bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm về năng suất trong bối cảnh nhiệt độ và độ ẩm tăng cao vào năm 2050.