Thứ Năm, 20/06/2019 09:12

UNICEF: Bất chấp tình hình dịch, phải giữ trường học mở cửa

Tuy số ca nhiễm COVID-19 trên toàn thế giới vẫn chưa có dấu hiệu giảm, song Cựu Giám đốc điều hành của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp quốc (UNICEF) Henrietta Fore cho rằng các trường học trên toàn thế giới vẫn phải tránh tối đa khả năng đóng cửa.

Thổ Nhĩ Kỳ phong tỏa toàn diện để ngăn Covid-19, Nhật Bản tăng công suất tiêm chủngHạn chế đi lại vì COVID-19 và mặt lợi cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậuLHQ vạch ra “biện pháp mạnh mẽ” cho giáo dục trong đại dịchASEAN đối mặt thách thức trong việc học trực tuyến giữa đại dịch COVID-19Dịch COVID-19 có thể sẽ kéo dài đến cuối năm 2020

Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và những biến thể nguy hiểm, hàng trăm triệu trẻ em trên toàn thế giới không thể tới trường. Ảnh minh họa: UNICEF/Nhân dân

Bà Henrietta Fore nhận định: “Khi tình hình lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng gia tăng và các biện pháp y tế công cộng trở thành nhu cầu thiết yếu, thì trường học vẫn phải là nơi đóng cửa cuối cùng và mở cửa đầu tiên”.

Cụ thể, không phủ nhận là đại dịch đã và đang tác động lớn đến hoạt động dạy và học trên toàn thế giới, thúc đẩy tất cả những người làm trong ngành giáo dục phải thay đổi và vượt qua hàng loạt thử thách trong việc truyền tải kiến thức qua hình thức học trực tuyến.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, học sinh phải trải qua những thách thức về sức khỏe tâm thần trong thời kỳ đại dịch do hạn chế tiếp xúc với mọi người theo yêu cầu của các hạn chế chống dịch, cũng như chống chọi với áp lực lớn về thành công trong học tập.

Đơn cử, Malaysia báo cáo mức độ lo lắng cao (lên đến 48%) và trầm cảm (45%) xảy ra đối với học sinh trong thời buổi đại dịch.

Theo bà Henrietta Fore, có “bằng chứng rõ ràng” và diễn ra trong thời gian dài, rằng việc đóng cửa trường học trên toàn quốc kéo dài sẽ dẫn đến nguồn lực hạn chế cho học sinh, giáo viên và cả phụ huynh. Cùng lúc, thiếu khả năng tiếp cận hình thức học từ xa sẽ gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Những hạn chế đóng cửa trường học để chống dịch đã xóa sổ tiến bộ hàng thập kỷ trong ngành giáo dục và khiến tuổi thơ của nhiều trẻ em bị tác động.

Ngoài việc học hành sa sút, người đứng đầu UNICEF cũng thông tin rằng trẻ em cũng trở nên kém an toàn hơn khi bị loại khỏi môi trường học đường, bỏ lỡ các tương tác trực tiếp hằng ngày với bạn bè, cũng như bỏ lỡ khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe...

Theo dữ liệu của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp quốc, thế hệ học sinh này có thể mất đến tổng cộng 17 nghìn tỷ USD thu nhập tiềm năng cả đời.

Đề cập đến giải pháp, bà Henrietta Fore cho rằng những biện pháp chống dịch trong trường học là hiệu quả và chính phủ các nước phải tận dụng kiến thức này để giữ cho trường học luôn mở cửa.

Các quốc gia thành viên cũng phải tăng cường đầu tư vào kết nối kỹ thuật số để đảm bảo rằng không có bất kỳ trẻ em nào bị bỏ lại phía sau trên con đường học tập của mình.

Bà Henrietta Fore nhấn mạnh: “2022 không thể là một năm mà việc học tiếp tục bị gián đoạn. Đó cần là một năm mà giáo dục và lợi ích tốt nhất của trẻ em được ưu tiên”.

Đan Lê (Lược dịch từ UN News & Khmer Times)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sớm có quy định cho trẻ em khi tham gia mạng xã hội
Sớm có quy định cho trẻ em khi tham gia mạng xã hội

Trong thời đại 4.0, internet và mạng xã hội (MXH) xuất hiện phổ biến hơn với trẻ em, góp phần hỗ trợ trẻ cả về mục đích giáo dục và giải trí. Tuy nhiên, MXH cũng là nơi tiềm ẩn nhiều mối nguy cho trẻ.

Áp lực của “người làm quan”
Áp lực của “người làm quan”

Dân gian xưa có câu: “Một người làm quan, cả họ được nhờ”. Thành ngữ đó có ý tốt, nhưng hiểu theo mặt trái lại bao hàm thiếu lành mạnh, trở thành một hiện tượng tiêu cực trong xã hội.

Thông tin chính sách tác động đến thị trường
Thông tin chính sách tác động đến thị trường

Trong khi doanh nghiệp bất động sản (BĐS) đang rơi vào khó khăn thì có thông tin Bộ Tài chính đề xuất thực hiện “điều tiết cao đối với căn hộ chung cư có mức giá trên 50 triệu đồng/m2, nhằm góp phần đảm bảo công bằng trong điều tiết thu nhập dân cư”.

Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7
Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7

Japantimes dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yoshimasa Hayashi cho biết nước này đã chọn sức khỏe toàn cầu là chương trình nghị sự hàng đầu khi đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới (G7) vào tháng 5 tới, một phần vì việc tiếp cận vaccine công bằng vẫn là một thách thức trên toàn thế giới, ngay cả trong bối cảnh chuyển đổi sang thời kỳ hậu COVID-19 như hiện nay.